Home / Di tích / Chùa / Chùa Phù Dung – Ngôi chùa của những sự tích huyền bí vùng đất Hà Tiên

Chùa Phù Dung – Ngôi chùa của những sự tích huyền bí vùng đất Hà Tiên

Địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất ở Hà Tiên hiện nay chính là ngôi chùa Phù Dung cổ kính. Với những câu chuyện bí ẩn được người đời truyền miệng đến bây giờ. Đến với khu du lịch Hà Tiên chúng ta không chỉ được tham quan những địa điểm du lịch xanh sạch, giải trí thư giãn sau những ngày làm việc bận rộn mà đối với du khách hành hương còn những địa điểm tâm linh, cho khách thăm thú, tìm về chốn an tịnh . 

1. Chùa Phù Dung nằm ở đâu?

Chùa Phù Dung còn có một tên gọi khác là chùa Phù Cừ, chùa nằm dưới chân núi Bình San, phường Bình San, Kiên Giang.

chùa Phù Dung ở đâu

Chùa Phù Dung còn có một tên gọi khác là chùa Phù Cừ, chùa nằm dưới chân núi Bình San

Đây là một ngôi cổ nổi tiếng, một điểm du lịch tâm linh không thể không ghé thăm khi đến Hà Tiên

2. Lịch sử chùa Phù Dung

Là một trong những danh lam nổi tiếng ở ở mảnh đất Hà Tiên, bên cạnh vẻ đẹp uy nghi, an tĩnh giữa đất trời non nước, chùa còn thu hút du khách.

Bởi rất nhiều câu chuyện lịch sử mà đến nay còn chưa được giải đáp

Theo tìm hiểu trong Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang, chùa được xây dựng bởi Tổng trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tích.

Năm 1750 dành tặng cho bà vợ Thứ Cơ, bà vợ thứ Nguyễn Thị Xuân này đến đây tu hành đến năm 1761 thì bà mất.

Đến năm 1771, do chiến tranh chùa bị tàn phá nghiêm trọng chỉ duy nhất tòa Ngọc Hoàng Bửu điện còn tồn tại.

Chùa Phù Dung Hà Tiên

Ngôi chùa cổ Phù Dung trải qua bao đời trụ trì

Vào năm 1910, Hòa thượng Thích Hoằng Đạo – sư môn của Hòa thượng Thích Nhất Thừa đến trụ trì ngôi chùa này.

Từ đây ngôi chùa được tu sửa lại với tên mới là chùa Phù Du. Vào năm 1939, chùa được xây dựng lại hoàn chỉnh và ngài qua đời.

Hòa thượng Thích Phước Quang trụ trì chùa đến năm 1964. 11 năm tiếp theo, có nhiều vị trụ trì chùa, nhưng không vị ai trụ trì được nhiều năm.

Năm 1975 cho đến nay, vị Thượng tọa Thích Nhật Quang trụ trì chùa. Thượng tọa đã sửa sang, xây dựng lại ngôi chùa già thắng tích thắng cảnh của vùng đất du lịch Hà tiên ngày nay.

❌❌❌ NÊN ĐỌC: Truyền thuyết chùa Đình Quán

3. Sự tích bà Dì Tự

Chuyện kể rằng: Mạc Lịnh Công – Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ (1706-1780) lấy bà vợ thứ tên là bà Dì Tự. Nàng vô cùng xinh đẹp và giỏi làm văn, thơ.

mộ bà phu cu chùa phù dung

Mạc Lịnh Công sủng ái nàng hơn cả chính thất. Vì vậy, bà vợ cả Nguyễn phu nhân đem lòng ghen ghét, tìm cách mưu hại nàng thứ cơ.

Vào hôm Mạc Lịnh Công xa nhà, bà vợ cả Thái phu nhân Nguyễn Hiếu Túc. Đã bay mưu đem nhốt bà Thứ cơ một cái chum, muốn nàng không thể thở được mà chết.

Nhưng thật bất ngờ đúng lúc đó, trời mưa như trút nước, Mạc Công bất chợt vừa về nhà, thấy trời mưa to, mà sao chum hứng nước mà đậy úp lại.

Ông bắt giở chậu ra, thì nàng Thứ cơ của mình bên trong đang thoi thóp, may mắn thay nàng vẫn còn sống được.

Nàng thứ cơ khỏe lại nhưng trở nên ủ rũ với cuộc sống, nàng bèn xin Mạc Công cho nàng xuất gia tu hành.

Trước sự thế đó, Mạc Công không biết làm gì khác khác, cũng đành nghe theo ý nàng, xây cho bà một ngôi am nhỏ cho bà tu hành ngày đêm.

chùa phù dung

Chùa là dấu ấn của câu chuyện tình của bà Thứ cơ và Mạc Lĩnh Công

Sau này thứ cơ mất, Mạc Lĩnh Công tỏ lòng thương nhớ đã tu bổ cho ngôi chùa khang trang hơn nữa…

??? KHÁM PHÁ: Chùa Pháp Vân

4. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Phù Dung

Chùa Phù Dung nằm cách trung tâm thành phố Kiên Giang khá xa (khoảng 120km). Vì vậy, trong quá trình di chuyển tới chùa, bạn nên chuẩn bị thêm 1 số vật dụng như: Nước uống, đồ ăn nhẹ,…. Để tránh bị mất sức, mệt mỏi.

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc các cách tới chùa Phù Dung nhanh nhất, giúp bạn tiết kiệm được tối đa thời gian đi lại.

  • Cách đi đến Chùa Phù Dung bằng xe máy, ô tô

Khi di chuyển bằng các phương tiện gia đình, bạn có thể tới chùa theo cung đường sau đây:

Từ Kiên Giang, bạn đi theo đường quốc lộ 63 rồi rẽ trái lên quốc lộ 61. Sau đó, bạn rẽ phải ra khu vực đường Tránh và rẽ phải lên quốc lộ 80.

Cách đi đến Chùa Phù Dung

Từ quốc lộ 80, bạn đi dọc khoảng 115km.

Lưu ý: Khi di chuyển trên tuyến đường này, bạn nên sử dụng các phương tiện hỗ trợ như bản đồ, google maps,… kết hợp với việc hỏi đường để tránh bị đi nhầm.

Cuối cùng, khi đến địa phận Hà Tiên, bạn rẽ trái vào quốc lộ N1 rồi rẽ phải lên đường ven vịnh Thuận Yến. Đi thêm khoảng 1km nữa là tới được chùa.

  • Cách đi đến Chùa Phù Dung bằng xe công cộng

Bên cạnh đó, nếu không tự tin vào tay lái của bản thân, bạn cũng có thể lựa chọn các loại xe công cộng để di chuyển tới chùa như: Xe khách, taxi, Grab,…

??? XEM NGAY: Ý nghĩa tên gọi chùa Địa Tạng Phi Lai

5. Kiến trúc chùa Phù Dung

Trải qua bao người trụ trì, giờ đây hiện nay ngôi chùa khang trang này được hoàn chỉnh với sân và hai phần thờ tách biệt

Phần sân nổi bật với một đài cao trên đó đặt tượng vôi trắng Phật Quan Thế Âm Tiếp theo là ngôi Chính điện bài trí theo tượng Thích-ca Mâu-ni ở giữa , 2 bên là 2 đại đệ tử A-nan và Ca-diếp.

Kiến trúc chùa Miếu Nổi

Ngôi chùa khang trang này được hoàn chỉnh với sân và hai phần thờ tách biệt

Chùa Phù Dung có 4 bức phù điêu, với chiều cao 1,3m rộng 2,3m kể về 4 phần của cuộc đời đức Phật Thích-ca Mâu-ni: sinh ra và lớn lên, xuất gia, hành đạo và nhập cõi niết-bàn.

Bàn thờ bà Phù Cừ hiện được đặt ở bàn thờ Tổ.

Sau Chánh điện là tòa điện cao là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu.

Đặc biệt, bên trái ngôi chùa khoảng 20 m là một ngôi mộ cổ, mặt đá rêu phong, ngôi mộ của bà Phù Dung

Và sự tích mối tình xưa trong sự tích vẫn còn in dấu ấn bên ngôi mộ  hiện nay với ao nước ngọt và hoa sen trắng trong ao…

Trong chuyến du lịch Hành hương trên mọi miền đất nước, chùa Phù Dung Hà Tiên luôn được đánh giá là một điểm tham quan thi vị của mảnh đất Hà Tiên.

Đến Chùa Phù Dung để được nghe những câu chuyện, những sự tích xa xưa kỳ bí, và thả mình trong không gian yên tĩnh của cảnh chùa nơi núi Bình San.

♻️♻️♻️ ĐỌC THÊM: Chùa Dạm

lưu ý khi đi lễ chùa phù dung hà tiên

6. Lưu ý khi đi lễ Chùa Phù Dung

Ngoài ra, khi đến chùa Phù Dung hành hương, vãn cảnh, bạn cần phải lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

  • Ăn mặc lịch sự, giản dị, có thái độ nghiêm túc, nói năng nhỏ nhẹ khi vào chùa.
  • Không khạc nhổ, xả rác, hái hoa, bẻ cành,…. Làm mất mỹ quan nơi cửa chùa.
  • Có thái độ lễ phép khi gặp các nhà sư, tăng ni, phật tử trong chùa.
  • Vào những dịp đầu xuân, trước cửa chùa thường hay xuất hiện các đối tượng hành nghề xem bói, mê tín dị đoan
  • Bạn không nên nghe theo, tránh mất tiền mà mua điều không hay vào bản thân.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *