Chùa Phổ Quang cách trung tâm hành chính quận Tân Bình khoảng 3.7km, động tâm người với cách phối màu hoa lệ nhưng trang trọng. Thiền môn Phật Học cả một đời, lưu danh sử sách bởi công đức, đã đến Tân Bình đâu thể không ghé Phổ Quang tự.
Nội dung bài viết
1. Chùa Phổ Quang ở đâu
Chùa Phổ Quang có vị trí: số 64, Huỳnh Lan Khanh, phường 2, Tân Bình, Tp Hcm.
2. Lịch sử hình thành chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang được xây dựng vào năm xảy ra chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh 1951), giám sát là cố hòa thượng Thích Viết Tạo.
Kiến trúc của chùa đơn giản, thuần túy cổ kính trong khuôn viên nhỏ. Ngôi chùa được xây dựng lại vào thời điểm cả nước Việt đang tiến hành bước đầu tiên trong cuộc chiến “Chiến tranh đặc biệt” ở miền nam ( 1961 – 1965).
Ngôi chùa có cơ sở kết cấu theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo.
Năm 1999: Chùa thuộc về quyền quản lý của Hội Phật Giáo Hồ Chí Minh.
Năm 2010: Ngôi chùa được trùng tu, kiến thiết trên diện rộng, với diện tích hơn 6.000 m2.
Ghi chú: Chùa thuộc quyền quản lý của Ban Trị Sự Phật Giáo Hồ Chí Minh.
4. Chùa Phổ Quang giờ mở cửa
Chùa Phổ Quang mở cửa từ 5h00 sáng đến 20h00 tối các ngày trong tuần.
Ghi chú: Vào ngày lễ thì thời gian được kéo dài thêm và có đợt chùa sẽ hạn chế phật tử đến.
5. Hướng dẫn đi đến chùa Phổ Quang
-
Cách đi đến chùa Phổ Quang bằng ô tô
Chùa Phổ Quang nằm ở vị trí thuận lợi cho việc di chuyển đến chùa của nhiều phật tử. Chúng ta dùng ô tô, xe máy, theo tour hoặc xe bus,..
Tuyến 04, 64, 104, 65 có lộ trình đến trạm gần chùa.
Lưu ý: Bạn nhớ tự quản lý đồ cá nhân và bắt đúng tuyến, dừng đúng trạm.
-
Cách đi đến chùa Phổ Quang bằng xe máy
Chúng ta dùng google map và xe máy từ từ “vi vu” đến chùa Phổ Quang ( gợi ý sau từ Ủy ban hành chính tại quận).
Cách 1: Theo hướng Đông Nam, vào Trường Chinh, đến đường Nguyễn Hồng Đào, đến Huỳnh Lan Khanh. Điểm đến bên phải.
Cách 2: Theo vào Trường Chinh và Hoàng Văn Thụ để đến nơi.
Lưu ý: Bạn không nên di chuyển vào giờ cao điểm và nhớ tuân thủ luật giao thông, nhớ kiểm tra hành lý.
6. Kiến trúc thiết kế tại chùa Phổ Quang
Ở cuối đường Huỳnh Lan Khanh, hòa trong làn người tấp nập, phố xa nhộn nhịp là khuôn viên trang nghiêm, thanh tịnh, linh thiêng của chùa Phổ Quang.
-
Tam quan chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang để lại ấn tượng với kiến trúc hiện đại, khang trang trong cơ cấu hạ tầng, nhưng dựa trên “bản phác thảo” đường nét cũ vốn có nơi chùa chiền.
Cổng Tam Quan nghiêng về hình thái tứ trụ, kệ cao trên bệ đá, cánh cổng lớn, khung cửa được chế tác từ nguyên liệu làm bằng kim loại.
Trên mỗi trụ có đính tòa tháp nhỏ đúc từ xi măng, có đỉnh cao nhọn, hướng về trời xanh.
Toàn bộ cổng nổi bật với màu tro xám.Phía bên cánh hữu ( cùng hướng vào) là tảng đá xám tro lớn, tựa như ngọn núi nhỏ.
“Đưa chân bước vội”, qua cánh cổng, phật tử được chiêm ngưỡng nét đồ sộ, khí khái, tôn nghiêm của chùa, với kiến trúc hình chữ U.
-
Đại điện chùa Phổ Quang
Ở giữa là tòa đại diện chính được xây trên nền móng đá vững chắc, cao 3 tầng, gồm 12 mái, phía sau có lầu áp nhỏ hai tầng.
Lối đi lên đại điện là hàng cầu thang đá ở hai bên tả và hữu. Trên cầu thang, được chạm khắc các mảng hoa văn tinh tế và sinh động gợi cả khoảng trời mây họa nước.
Trước tòa đại điện, được đặt nhiều chậu kiểng càng làm tăng sinh khí nơi đây và có cả lưu hương lớn đặt ở gần cửa ra vào ( thuộc phạm vi sân).
Hai bên tòa đại điện là hai dãy nhà lớn được phân chia từng chức năng khác nhau gồm có: đông lang, tây lang, nhà khách, nhà truyền thống, nhà nghỉ của tăng ni, đại giảng đường.
Bức tượng quan âm lớn, tọa trên đài sen được trưng bày một góc (trên sân đài riêng) ở cánh tả của đại điện.
Trong khuôn viên của chùa có cả hang đá làm nơi đặt tượng Phật Bà Quan Âm, hương khói nghi ngút. Hai bên tượng có câu đối liễu, gợi nhắc thức tỉnh giác ngộ cho phật tử.
Khung cảnh cõi Phật được chạm khắc, tạo hình tỉ mỉ bên trong khung tường của hang đá.
Ở trên hang đá, được trang trí nhiều đầu rồng: tạo hình gắn vào và chạm khắc trực tiếp. Đặc biệt, hình ảnh tượng phượng hoàng uyển chuyển như đang múa được gắn cạnh đầu rồng.
Phía trước có tượng rùa lớn cõng rùa nhỏ “ đại quy cõng tiểu quy quy”, ý nói về đạo lý nhân sinh trước sau của một đời người.
Ghi chú: Đại giảng đường là nơi tổ chức khóa an cư kiết hạ cho chư tăng từ nhiều quận huyện hoặc tổ chức các buổi đại giới đàn, hội nghị,…
-
Điểm đặc biệt của chùa Phổ Quang
Ứng với khuynh hướng tại thời điểm trùng tu chùa Phổ Quang, vẻ đẹp của chùa được đánh giá là phản ánh cái nhìn giá trị nghệ thuật hiện đại hơn là cổ kính, dù mang linh hồn cũ.
Tuy mái chùa nhiều tầng nhưng vẫn theo kiểu cong đầu đao, lợp bằng mái ngói kiểu truyền thống.
Họa tiết chính được khắc, chạm, khảm, trên phần lớn các tác phẩm là hình hoa sen và kiểu mẫu có nét giống bánh xe chuyển pháp luân kết hợp cách điệu mẫu chữ hán.
Cây sala chiếm ưu thế trong cảnh quan của chùa.
7. Chùa Phổ Quang thờ ai
Theo như tính ngưỡng cầu bái, tôn sùng của các sư chùa Phổ Quang thì đậm nét Phật Giáo Bắc Tông.
Chùa là nơi không chỉ thờ Phật Thích Ca, mà còn thờ Quan Âm và nhiều vị phật, thần khác, với tư thế sắc thái khác nhau.
Với truyền thống Bắc Tông thì Phật là hiện thân dưới nhiều hình thái của vạn vật.
Chỉ cần dưới hình thái đang ngự trị, phổ độ cứu giúp được nhân sinh, phát thiện tâm, ý niệm hành tu nghĩa là tại thời điểm đó chính là Phật.
Ở chùa Phổ Quang, chúng ta tìm thấy được rất nhiều bức tượng về Phật. Một chút nhạy cảm trong tâm tính của người có duyên, bỗng thấy dưới tán cây sala lại có hình bóng của Phật.
8. Đi chùa Phổ Quang cầu gì
Vốn như câu “Đời không như mơ”, mỗi một số phận có kỳ ngộ ưu ái và nghịch cảnh nếm trải không như nhau, nhưng chúng ta lại cùng nhau gặp gỡ tại chùa Phổ Quang.
Chúng ta cầu nguyện những điều may mắn, cầu một đời khỏe mạnh, tinh thần tốt, để sẵn sàng đối diện với điều không thể tránh.
Ngoài ra, chúng ta đôi lúc cũng cầu nhiều điều dẫu biết khó thành nhưng vẫn cứ cầu như cầu trúng số,….
Phần lớn chúng ta cầu hạnh phúc, công danh sự nghiệp và an nhiên trong lòng, cầu con cái.
9. Lễ hội chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang tổ chức nhiều lễ hội mỗi năm và nhận được quan tâm từ nhiều phật tử gần xa của cả nước.
Các sự kiện như: Lễ Phật Đản (15/4 âm lịch), Lễ Vu Lan, Thượng Nguyên (15/1 âm lịch), ….
Ghi chú: Mùa lễ hội là dịp tốt để giao lưu đạo học, suy nghĩ của mỗi phật tử khi có duyên gặp nhau. Vào mùng 1 và 15 mỗi tháng, chùa đông phật tử.
10. Lưu ý khi đi lễ chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang luôn mở lớn cánh cửa chào đón mọi người. Có câu “Nhập gia tùy tục”, không cần biết chúng ta ở ngoài thế nào.
Khi chúng ta đã đến lễ chùa với tấm lòng thành kính, an nhiên, hãy tuân thủ theo bảng quy định của chùa.
Một số lưu ý cần nhớ như sau.
- Ăn mặc gọn gàng, đơn giản hoặc trang nghiêm ( không theo mốt thời đại quá lố hoặc xu hướng đường phố).
- Lời nói cử chỉ, hành vi cần đúng mực, tránh vượt quyền ngôn hành nơi đất Phật.
- Không sử dụng chất cấm và đồ mặn khi bước vào chùa.
- Không tùy ý chụp ảnh, xâm phạm những khu vực không được phép.
- Dựng xe đúng quy định và nhớ giữ hành lý cá nhân cẩn thận ( nhất là vào ngày lễ).
Chùa Phổ Quang tạo cảm giác thanh tịnh, nhẹ nhàng, thư thái mỗi khi đến đây. Ngôi chùa là minh chứng hào hùng cho con đường đạo hạnh Phật Giáo của phái Bắc Tông.
Cảm ơn bạn đã đọc. Lòng vướng bận nên khó tu tâm, tâm không vững ắt có họa!