Home / Di tích / Chùa / Chùa Phật Tích Bắc Ninh – Khám phá quốc tự 1000 năm tuổi

Chùa Phật Tích Bắc Ninh – Khám phá quốc tự 1000 năm tuổi

Chùa Phật Tích ở Bắc Ninh là ngôi chùa có bề dày lịch lâu đời bậc nhất nước ta. Ngay từ khi mới thành lập vào thời Lý, cùng với chùa Yên Tử thì chùa Phật Tích cũng được coi là nơi khởi nguồn của tín ngưỡng Phật giáo nước ta. Cho nên chùa còn được mệnh danh là Quốc tự 1000 năm tuổi. Bài viết dưới đây sẽ lý giải những giá trị mà ngôi chùa cổ này để lại đồng thời đưa ra những kinh nghiệm cho du khách khi đến du lịch tại chùa Phật Tích.

1. Chùa Phật Tích ở đâu?

Chùa Phật Tích còn có tên gọi khác là chùa Vạn Phúc. Nếu bạn đến Bắc Ninh và hỏi địa chỉ chùa Phật Tích hay Vạn Phúc thì ai cũng biết.

chùa phật tích bắc ninh

Ngôi chùa có vị trí rất đặc biệt nằm ở sườn núi Lạn Kha về phía nam thuộc xã Phật Tích – Tiên Du – Bắc Ninh.

2. Kinh nghiệm về đường đi chùa Phật Tích

  • Di chuyển bằng Xe bus:

Chùa Phật Tích chỉ cách Tp Hà Nội vỏn vẹn 20km nên bạn hoàn toàn có thể đến chùa nhanh chóng và tiết kiệm bằng xe bus: tại bến xe Gia Lâm – Long Biên – Hà Nội.

Bạn có thể bắt xe bus số 54 hoặc 203 để đến chùa Phật Tích.

  • Tự túc phương tiện (xe máy):

Các bạn cũng có thể tự đi xe máy đến chùa Phật Tích với cung đường như sau: cầu Vĩnh Tuy ( hoặc Chương Dương), sau đó lên quốc lộ 1 đi thẳng là đến.

ban-do-duong-di-chua-phat-tich
Bản đồ đường đi đến chùa Phật Tích

Còn với những du khách đến từ xa và không thuận đường xá, các bạn nên chọn những tour du lịch Chùa Phật Tích trọn gói để được hướng dẫn tận tính nhất.

Hoặc cũng có thể thuê xe khách đi theo nhóm để được chủ động và thoải mái hơn về thời gian.

Một gợi ý nhỏ cho các bạn, đó là cung đường từ Hà Nội đến chùa Phật Tích sẽ đi qua đền Đô cũng là một địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng miền Bắc.

Các bạn có thể ghé thăm đền Đô dễ dàng trong chuyến đi chùa Phật Tích.

3. Sự tích ngôi chùa Quốc tự thời Lý

Theo câu chuyện lưu truyền từ thời Lý, chùa Phật Tích có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ.

Bởi lẽ, nền Phật giáo của người Ấn có sự giao lưu sang nước ta từ rất sớm, khoảng thế kỷ đầu công nguyên.

Thời đó, vùng núi Phật Tích – Bắc ninh là một trong những vùng đất sinh sống của những vị sư người Ấn.

chùa phật tích ở đâu

Những vị sư này đã lập nên trung tâm phật giáo đầu tiên của nước ta tại đây mà nhân dân vẫn gọi là Dâu – Duy Lâu.

4. Chùa Phật tích theo dòng lịch sử

Tương truyền ban đầu khi mới được lập nên từ những nhà sư người Ấn, chùa Phật Tích có quy mô rất nhỏ.

Mãi về sau, dưới triều vua Lý Thái Tổ chùa Phật Tích đã ưu ái cho vùng đất quê hương của mình.

Đồng thời, mở rộng diện tích chùa lớn hơn để thuận tiện cho nhân dân trong việc học đạo và cầu kinh.

Quá trình tu bổ chùa diễn ra trong khoảng 40-50 năm, và được hoàn thành vào năm 1057.

Tiếp đó, 10 năm sau vua Lý lại cho xây thêm một tòa tháp cao thờ phật A-di-đà. Sau này, không hiểu vì lý do gì mà tòa tháp bị đổ chỉ còn bức tượng Phật.

Kể từ đó dân làng đổi tên làng theo tên chùa thành làng Phật Tích như là một cách ghi lại dấu ấn kì diệu của sự xuất hiện thần thánh của bức tượng này.

dia-chi-chua-phat-tich

Hình ảnh Chùa Phật Tích Bắc Ninh ngày nay

Phải đến hơn 500 năm sau, sau thời gian dài, chùa bị tàn phá nặng nề do vết tích thời gian và chiến tranh.

Vua Lê đã cho tu bổ lại chùa và mở rộng thêm với quy mô rất lớn và từ đó chùa cũng có thêm một cái tên nữa là Vạn Phúc Tự.

Rồi lại trải qua 300 năm nữa, tiếp đến là cuộc chiến tranh và suốt thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chùa Phật Tích bị tàn phá bởi bom đạn.

Khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, chùa cũng đã được trùng tu lại nhiều, trước tiên là không gian để đặt bức tượng A- di – Đà.

Năm 1962, chùa Phật Tích được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa, một trong những công trình tâm linh lớn và có lịch sử lâu đời nhất nước ta.

5. Tham quan kiến trúc chùa Phật Tích Bắc Ninh

  • Phần móng chùa Phật Tích Tiên Du Bắc Ninh

Phần móng chùa Phật Tích rất có giá trị lịch sử, đây vốn dĩ vẫn là phần móng xây bằng gạch thời Lý.

Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ thì phần móng chùa có kiến trúc giống hệt phần nền móng của Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội.

kinh nghiệm đi chùa phật tích

Thậm chí trên bề mặt những viên gạch vẫn còn vết tích của dòng chữ ghi lại thời điểm đặt móng cho ngôi chùa là vào thời Lý vua thứ 3.

  • Kiến trúc cảnh quan bề ngoài chùa Phật Tích

Bề ngoài chùa Phật Tích có kiến trúc khá giống với chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang. Một ngôi chùa nổi tiếng cùng thời.

Phần sân chùa chú trọng vào cảnh quan thiên nhiên, cho nên màu xanh chiếm chủ đạo. Mùa xuân du khách đến đây còn được thường thức cả một rừng hoa mẫu đơn khoe sắc.

Trong khuôn viên chùa còn có miếu thờ bà Ngọc Am là một cung tần của chúa Trịnh có công lớn với chùa Phật Tích khi bà về tu ở đây.

Ngôi miếu có tên là miếu Đức chúa. Cũng trong khuôn viên này còn có nhà tổ là nơi thờ tự Lý Thiên Tộ là chuyết chuyết dưới thời vua Lý.

chùa phật tích tiên du bắc ninh

Pho tượng của ông là một những bảo vật ngàn năm đã đi cùng lịch sử chùa Phật Tích.

Trải qua nhiều thăng trầm của chiến tranh và sự tàn phá của thời gian, chùa Phật Tích đã trải qua 3 lần trùng tu lớn.

Và hiện nay, chùa đã có một cơ ngơi gồm 7 gian tiền đường để đón tiếp du khách đến thăm chùa và hành hương, 5 gian thờ chính gồm gian thờ Phật và đức thánh A-di-đà,…

Ngoài ra, còn có tới 15 gian khác là khu nhà tổ và nhà thờ Thánh Mẫu.

Một kiến trúc đặc sắc nữa của chùa Phật Tích đó là kiến trúc 3 tầng bậc nền tồn tại hàng ngàn năm nay từ thời vua Lý.

Mỗi bậc nền được tạc vào sườn núi có diện tích rộng lớn – khoảng 1800 m2 với phần rìa phía ngoài được đặt những khối đá hình hộp lớn.

Có một sự tích rất thú vị về bậc nền thứ nhất, câu chuyện là chuyện tình giữa Từ Thức và Giáng Tiên.

chua-phat-tich-tien-du-bac-ninh
Tượng phật A di đà

Chuyện kể rằng xưa kia, nơi đây là một vườn hoa mẫu đơn, Từ Thức – một vị quan thời Lý trong một lần ghé qua thấy cảnh hoa đẹp liền hái trộm đem về, nhưng bị Giáng Tiên Bắt gặp và trói lại.

Từ Thức cầu xin và được tha thứ, sau đó về kinh Từ Thức đã từ quan và đi lang thang thưởng ngoạn thiên nhiên và dự định sống một cuộc đời cô đơn.

Nhưng rồi ông tính cờ gặp lại nàng Giáng Tiên ở biển Thần Phù và hai người coi đó là duyên trời định và đến với nhau.

Tích này cũng chính là nguồn gốc lý giải cho lễ hội Mẫu Đơn được tổ chức vào 4/1 âm lịch hàng năm.

Bậc nền thứ hai, do đã bị vùi lấp bởi vết tích của thời gian nên ngày nay chúng ta không còn được nhìn thấy.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ thì nơi đây là nơi cất giữ rất nhiều di vật điêu khắc có giá trị thời Lý.

Đồng thời, có vết tích rằng ở đây đã từng phần móng gạch đỏ của một ngôi tháp nào đó.

hinh-anh-chua-phat-tich
Di tích đá ở chùa Phật Tích

Nền ở cao nhất hay còn gọi là nên thứ 3, là nơi sơn thủy hữu tình, có Ao Rồng nước trong xanh như ngọc.

  • Kiến trúc các Bảo Tháp ở chùa Phật Tích

Chùa Phật tích có khu Bảo Tháp có tới 32 ngọn tháp được coi là nơi an nghỉ của những vị trụ trì đã qua đời.

Phần tro cốt của họ sẽ được lưu giữ trong những ngọn tháp này. Ngọn tháp cao nhất là tháp Phổ Quang.

  • Chạm khắc đá trong chùa Phật Tích

Một trong những “đặc sản” về kiến trúc chùa Phật Tích không thể bỏ qua đó là những tác phẩm chạm khắc đá đạt đến trình độ điêu luyện với sự tỉ mỉ đến từng tiểu tiết.

Trong đó có những bức tượng thú làm bằng đá nằm trên khối đá hình hoa sen được tạc liền khối với nhau.

Đặc biệt nhất là bức tượng Phật A di đà với chất liệu đá xanh quý hiếm có dáng ngồi thiền rất tịnh tâm, bức tượng khổng lồ này có chiều cao lên đến gần 3m.

miếu tiên chùa phật tích

Xung quanh phần cánh sen và bệ tượng còn có trang trí những chi tiết rất đẹp mắt hình hoa lá, một nét đặc trưng kiến trúc thời Lý.  

Ngoài ra, chùa Phật Tích còn là nơi lưu trữ nhiều kỉ vật như những tấm đá, gạch ốp.

Phía trên có hình chạm khắc những vị thần linh và cả những nhạc cụ dân tộc cổ cùng thời đó chứa đựng giá trị tinh thần lớn. 

6. Lễ hội chùa Phật Tích

Hàng năm chùa Phật Tích có 2 lễ hội chính đó là:

  • Lễ hội hoa mẫu đơn: dựa theo tích về chuyện tình Từ Thức và Giáng Tiên.
  • Lễ hội khán hoa mẫu đơn của chùa Phật Tích diễn ra vào dịp tết nguyên đán đầu năm,

Lễ hội kéo dài trong 3 ngày từ mùng 3 – 5, trong đó ngày chính hội là vào mùng 4.

hình ảnh Lễ hội chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích vốn đã là ngôi chùa rất linh thiêng. Nhân dịp lễ hội đầu năm, chùa đón hàng ngàn du khách thập phương về hành hương cầu bình an, cầu tài lộc cho một năm mới tốt lành.

Như vậy Chùa Phật Tích Bắc Ninh đích thực là nơi “Đất tổ của nhà Lý”- nơi lưu giữ những giá trị lịch sử đã có từ hàng ngàn năm.

Du khách đến đây không chỉ là để hành hương bái Phật mà còn là một cuộc hành trình thú vị ngược thời gian để chiêm nghiệm những giá trị cổ xưa mà cha ông ta đã để lại.

Đọc thêm: Chùa Bà Châu Đốc 2 – Khám phá sự thật ngôi “Chùa xin lộc”

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *