Chùa Phật Quang là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng rất linh thiêng tại Vũng Tàu. Đây cũng là một trong những ngôi chùa có nhiều kỉ lục nhất Việt Nam mà bất kì du khách nào khi đến cũng không khỏi thán phục như: Kỷ lục ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất Việt Nam, chùa Phật Quang có chính điện lớn nhất Việt Nam, pho tượng Bồ Tát Di Lặc bằng đá hoa cương tinh tế và có kích thước lớn nhất.
Nội dung bài viết
1. Chùa Phật Quang Vũng Tàu ở đâu?
Chùa Phật Quang có địa chỉ tại núi Dinh thuộc địa bàn ấp Quảng Phú, huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu.
Chùa có tên đầy đủ Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự. Ngôi chùa này thường được khách xa xứ gọi với cái tên địa phương là chùa Phật Quang Vũng Tàu,
2. Lịch sử chùa Phật Quang Vũng Tàu
Chùa Phật Quang Vũng Tàu không có niên đại hàng ngàn năm so với những ngôi chùa cổ như chùa Ngọc Hoàng, chùa Vĩnh Nghiêm hay chùa Yên Tử,…
Ngôi chùa mới được hình thành từ thời kì Pháp đô hộ nước ta, cụ thể vào năm 1958 chùa được khởi công xây dựng bởi một vị sư trụ trì đến từ chùa Ấn Quang thuộc Tp Hồ Chí Minh.
Khi đó, vị tổ sư của chùa là Thiện Hòa đã xin khai khẩn đất hoang tại Phú Mỹ – Bà Rịa Vũng Tàu với quy mô lên tới hàng trăm héc ta đất.
Chùa Phật Quang được xây dựng quy mô rất lớn với mục đích trở thành học viện Phật Học.
Đây là nơi quy tụ những tăng ni học phật của cả miền trung, nơi đào tạo những phật tử hàng đầu kế thừa sự nghiệp hoằng pháp độ sinh.
Tuy nhiên, chỉ 10 năm sau đó, vị trụ trì qua đời do mắc bệnh, nhưng cống trình vẫn được tiến hành bởi vị trụ trì kế tiếp.
Năm 1964, sau 6 năm có quy hoạch trong tay nhưng công cuộc dựng chùa Phật Quang vẫn không thể thực hiện được.
Nguyên nhân là do đất nước đang trong thời kì đỉnh điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Do đó, thiếu hụt về nguồn lực con người và tài chính để phục vụ cho công cuộc dựng chùa.
Mười năm sau đó, năm 1975 khi nước nhà độc lập, chiến tranh chấm dứt.
Tuy nhiên, lúc này vị trụ trì và cũng Sư Tổ của chùa Phật Quang Đại Tòng Lâm lâm bệnh nặng và qua đời năm 1978 để lại sự nghiệp dựng chùa vẫn còn dang dở.
Thời kì đó kinh tế còn khó khăn, nguồn lực cho việc tiếp tục hoàn thành ngôi chùa gặp nhiều khó khăn.
Lâu dần, mảnh đất 100 héc ta do Sư Tổ để lại cũng không còn được nguyên vẹn do sự lấn chiếm của nông dân biến thành đất canh tác đến quá nửa.
Mãi đến năm 1982, chùa Phật Quang mới được nối tiếp và phát triển bởi ba vị hòa thượng Thích Minh Hạnh, Thích Minh Thành và Thích Minh Phát.
Tiếp nối ý nguyện của Sư Tổ, ba vị hòa thượng đã tiến hành cho xây dựng lại Niệm Phật đường tạm bợ.
Kết quả ngôi chùa thành một ngôi nhà cấp 4 và tu bổ các công trình cảnh quan xung quanh trở nên khang trang hơn.
Từ đó, ngôi chùa được giới tăng ni, phật tử thập phương biết đến nhiều hơn. Hàng năm khách hành hương từ mọi miền đến ngày càng đông.
Năm 1988, chùa Phật Quang Vũng Tàu lại một lần nữa được tu bổ bởi vị hòa thượng Thích Quảng Hiến
Ông đã xin chính quyền địa phương cho phép mở rộng xà xây thêm Ni viện Thiện Hòa và một số Tăng Xá mục đích là để làm nơi ở cho những Ni sinh lớp bổ túc giáo lý.
Năm 1990, trường Phật Học Cơ bản được thành lập tại tỉnh Đồng Nai, và chùa Phật Quang được chọn làm ngôi trường phật học đầu tiên tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đây là một bước ngoặt đánh dấu sự tín nhiệm của Giáo hội Phật Giáo Trung ương dành cho chùa Phật Quang tại Vũng Tàu.
Tháng 4 năm 1992, chùa Phật Quang được tôn tạo và mở rộng để phục vụ cho công cuộc trở thành một ngôi trường Phật học.
Quy mô của chùa được mở rộng thêm và có rất nhiều hạng mục được xây mới, tất cả có 11 hạng mục nằm trong quy hoạch, đó là: giảng đường, lớp học, thư viện, chánh điện,….
Năm 1993 Đại Giới Đàn lần I được sự cho phép của Đảng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được tổ chức tại chùa Phật Quang với sự tham gia của 2000 phật tử từ khắp mọi miền tổ quốc.
Đây là Địa Giới Đàn có quy mô lớn nhất nước ta thời bấy giờ.
Những năm sau đó, Địa Giới Đàn lần II, lần III và lần IV tiếp tục được tổ chức với quy mô ngày càng lớn hơn vào các năm 1996, 2000 và 2003.
Mỗi năm sau lại có càng nhiều tăng ni phật tử từ mọi miền tổ quốc tìm đến.
Vậy nên, để đáp ứng nhu cầu dạy và học chùa Phật Quang ngày càng được mở rộng thêm phần Đại giảng đường, con đường thánh đạo, đài Quán Âm.
Năm 2001, chùa Phật Quang chính thức được khởi công tu sửa và xây dựng lại hầu như toàn bộ những công trình còn tạm bợ trước kia.
Kết quả này có được là nhờ công lớn của hòa thượng Thích Quảng Hiến. Tại lễ đặt đá dựng chùa được tổ chức long trọng đã có tới 5000 tăng ni thập phương đến và chứng kiến.
Đây cũng chính là di nguyện mà năm xưa Sư Tổ của ngôi chùa chưa thể hoàn thành.
Cuối năm 2005, chùa Phật Quang Đại Tự hoàn thành quá trình xây dựng và làm mới.
Ngay sau đó, năm 2006 lễ hội Vạn Phật được tổ chức lần đầu thu hút hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền tổ quốc về đây hành hương bái phật cầu may.
Sau này, ngôi chùa vẫn tiếp tục được tu bổ và xây mới thêm những công trình khác như Pháp Bảo, cổng chùa Tam Quan và ngôi Bảo Tháp cao hơn 25m.
3. Tham quan kiến trúc chùa Phật Quang Vũng Tàu
Bước vào cổng Tam Quan, bên trong sân chùa có tượng phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên đài hoa sen, phía trước có Đản Sanh, cạnh đó còn hai bức tượng nữa là Bồ Tát Quan Âm và Địa Tạng.
Phía bên trong có chùa chính tên gọi là Đại Tòng Lâm và chùa nhỏ với diện tích hơn 100m2. Trong chính điện có tượng thờ Hộ Pháp và Tiêu Diện được đặt ở gần cửa.
Đi hết khu thờ Điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma. Ra phía sau chùa du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngọn tháp cao trên 25m và hệ thống tượng, bia…
Nhìn sang bên trái chùa là khu nhà giảng đường, sau đó là nhà Tăng và phương trượng.
-
Tháp Đa Bảo trong Thiền Tôn Phật Quang
Ngọn tháp Đa Bảo nằm đối diện có kiến trúc 3 tầng quen thuộc được xây dựng từ những năm 1980. Mỗi tầng của tháp lại thờ một vị khác nhau.
Tầng trên cùng là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Đa Bảo, Bồ Tát văn Phù, Phổ Hiền và các vị đệ tử.
Tầng giữa là nơi thờ Bồ Tát Di Lặc và các vị Hộ Pháp, phía trước có dòng khắc chữ là một câu đối Hán tự.
-
Vườn trong thiền tôn phật quang
Kế bên ngọn tháp Đa Bảo đồ sộ là khu vườn Lâm Tì Ni và Lộc Uyển là khu đất tưởng nhớ tới một vị Thái Tử với danh hiệu là Tất Đạt Đa.
Trong vườn cũng có rất nhiều tấm bia khắc những dòng Hán tự chứa đựng những ý nghĩa cao quý.
Trong vườn còn có bức tượng Phật với thế uy nghi trên đài hoa sen.
Ngoài ra còn có một pho tượng được tạc bằng đá phiến nguyên khối bởi những nghệ nhân có tay nghề hàng đầu của thế kỉ trước.
Đó là một bức tượng hình Bồ Tát trên đầu rồng cao gần 20m có giá trị nghệ thuật rất lớn.
-
Chánh điện chùa Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm
Phần chính của chùa là tòa Chánh điện Vạn Phật Quang Đại Tòng Lâm Tự với thiết kế kiến trúc 2 tầng với diện tích 4100m2 được khởi công xây dựng và hoàn thành vào năm 2003.
Trong Điện phật tầng trên cùng thờ 9 bức tượng đá lớn với chất liệu hoa cương gồm bộ 4 là Phật A Di Đà, hai vị Bồ Tát, Đại Thế Chí.
Ngoài ra còn có bộ 4 Thích Ca Tam Môn, hai vị Hộ Pháp và Đạt Ma. Công trình phụ xung quanh được trang hoàng bởi 10.000 bức tượng Phật cỡ nhỏ cao 30cm.
Bên dưới là tầng trệt là nơi thờ Đức Phật A Di Đà với diện tích rất lớn.
Chánh điện chùa Phật Quang chính là nơi được ghi danh kỉ lục Việt Nam với ngôi chùa có chánh điện rộng lớn nhất, ngôi chùa nhiều tượng thờ phật nhất.
Đặc biệt chùa Phật Quang còn có kiến trúc pho tượng Di lặc được ghi danh kỉ lục Việt Nam với pho tượng được tạc bằng đá khối hoa cương lớn nhất.
Cụ thể, pho tượng nặng tới 40 tấn và chiều cao trên 5m.
Chưa hết, đây không phải là pho tượng đá hoa cương duy nhất mà chùa Phật Quang còn có khu vườn gồm 48 pho tượng đá hoa cương khác tạc hình đức Phật A Di Đà. Khu vườn đó được đặt tên là Cửu Phẩm Cực.
4. Cách đi đến chùa phật quang
Nằm cách trung tâm thành phố Vũng Tàu không quá xa, khoảng 20km, vì vậy, bạn hoàn toàn có thể di chuyển đến chùa phật quang một cách dễ dàng mà không bị tốn quá nhiều thời gian.
Để di chuyển đến chùa Phật Quang, bạn có thể đi theo các cách sau đây:
-
Đi tới chùa Phật Quang bằng phương tiện cá nhân:
Để có thể tới chùa Phật Quang bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,… Từ Thành Phố Vũng Tàu, bạn đi theo đường 30/4 rồi rẽ lên quốc lộ 51.
Sau đó, bạn đi dọc theo đường 51 khoảng 17km rồi rẽ phải, đi theo đường vào núi Dinh. Cuối cùng, bạn đi men theo con đường này khoảng 1km là có thể tới được chùa.
-
Đi tới chùa bằng phương tiện công cộng
Nếu không thực sự quen thì đường đi lên núi Dinh cũng khá nguy hiểm, không phù hợp với những người tay lái yếu.
Lúc này, bạn nên nghĩ tới việc sử dụng các phương tiện công cộng để có thể tới được chùa Phật Quang một cách an toàn nhất.
Lưu ý: Hiện tại, tỉnh Vũng Tàu vẫn chưa có tuyến xe buýt nào đi qua chùa Phật Quang. Vì vậy, bạn chỉ có thể tới chùa bằng các phương tiện như Grab, taxi,…
5. Các hoạt động khác tại chùa Phật Quang
Như đã nói chùa Phật Quang là một trong những ngôi trường giảng đạo Phật, là nơi học tập, giảng dạy cho các tăng ni.
Trường Phật học Đại Tòng Lâm có thể chứa tới 1000 học viên. Lễ hội Đại Giới Đàn được tổ chức 3 năm một lần thu hút rất nhiều du khách thập phương đến tham gia.
Đây vừa là dịp tham quan vãn cảnh chùa vừa là cơ hội hành hương đến một ngôi chùa linh thiêng ở Vũng Tàu.
Ngoài ra, hàng năm chùa còn tổ chức các khóa học An cư kiết hạ cho các tăng ni, phật tử thuộc địa bàn Vũng Tàu.
6. Lưu ý khi đi lễ thiền tôn phật quang
Với Thiền tôn Phật Quang, cũng như với tất cả các địa chỉ tâm linh khác, khi đặt chân tới chùa, bạn cần hết sức lưu ý một số vấn đề như:
+ Khi vào chùa vãn cảnh, hành hương, bạn cần ăn mặc lịch sự, nghiêm túc, không nói tục chửi bậy, ăn mặc xuề xòa, hở hang, phản cảm.
+ Không đi vào chùa theo lối cửa chính giữa, bạn chỉ được phép ra, vào chùa theo 2 lối cửa bên cạnh.
+ Không được dâng lễ mặn tại các ban phật trong chùa.
+ Khi gặp các vị thiền sư, phật tử, bạn cần chắp tay, cúi chào với thái độ kính cẩn, cùng với đó, bạn niệm câu “Nam mô A Di Đà Phật”
Đọc ngay: Chùa Cầu Hội An – Ngôi chùa đặc biệt nhất thế giới