Home / Di tích / Chùa / Chùa Ông – Ngôi chùa cổ nhất của thành phố Cần Thơ

Chùa Ông – Ngôi chùa cổ nhất của thành phố Cần Thơ

Ngôi chùa Ông lâu nay đã trở thành một địa điểm du lịch tâm linh không thể thiếu của du khách nói chung và người dân Cần Thơ nói riêng vào các dịp lễ. Và đây cũng là ngôi chùa cổ nhất và cũng là linh thiêng nhất tọa lạc ở mảnh đất miền Tây này.

1. Chùa Ông nằm ở đâu?

Chùa Ông được xây dựng vào năm 1894 và ngôi chùa được xây dựng trong 2 năm thì hoàn thành.

Ngôi chùa được tọa lạc ở số 32, đường Hai Bà Trưng, P. Tân An, Q.Ninh Kiều, Cần Thơ.

chùa Ông

Ngôi chùa không nằm ở nơi biệt lập mà nằm nổi bật ngay giữa khu dân cư đông đúc.

Đây là ngôi chùa được xây dựng nên bởi một nhóm người Hoa với mục đích là nơi để đồng hương gặp gỡ, giao lưu, an cư lạc nghiệp.

Ngôi chùa nằm ngay ở trung tâm thành phố Cần Thơ, lại nằm ngay bên cạnh bến Ninh Kiều nên không khó để bạn có thể tìm ra nó.

Vì thế, bạn có thể di chuyển một cách thuận tiện bằng xe ôm hoặc taxi từ bến xe Cần Thơ đến ngôi chùa.

??? XEM THÊM: Khuôn viên chùa Bửu Long có gì đặc biệt

2. Chùa Ông thờ ai?

Từ thế kỉ 17 -18 người Hoa đã di cư về bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ để sinh sống, lập nghiệp.

Và dần dần nơi đây trở thành một nơi sầm uất và mãi đến cuối thế kỉ 19, ngôi chùa Ông được thành lập nên.

Ban đầu, ngôi chùa còn treo bảng “Quảng Triệu Hội Quán” để khẳng định rằng chính ngôi chùa này là của những con người Quảng Đông lập nên.

Chùa Ông thờ ai?

Với mong muốn được gặp gỡ đồng hương và làm ăn phát đạt.

Vào trong ngôi chùa, thờ ông Bổn và Mã Tiền tướng quân. Đây là những người có công rất lớn trong việc tập hợp những người Hoa lại để họ cùng nhau sinh sống, cùng an cư lạc nghiệp tại đây.

Và trong chính điện, ngôi chùa thờ Quan Thánh Đế, Quan Thế âm bồ tát, trạng nguyên Đồng Vĩnh,…

Đây chính là những nhân vật bất tử trong văn hóa thờ cúng tín ngưỡng của những người dân Trung Hoa từ xưa đến nay.

??? PHẢI XEM: Lịch sử ra đời chùa Vạn Đức

3. Kiến trúc độc đáo của chùa Ông

Khác với kiến trúc của những ngôi chùa khác thì cổng vào của chùa Ông không phải là cổng tam quan.

Chùa chỉ có duy nhất một lối vào, phía trên được trang trí bằng các đèn lồng và hai bên có hai con linh vật.

Khác với những mái ngói của những ngôi chùa Việt thì mái ngói ở đây dốc đứng, có màu xanh. Trên đó được trang trí nhiều con vật truyền thống mang đậm nét Á Đông.

chùa Ông thờ ai
Ngôi chùa Ông được xây dựng theo hình chữ quốc, với các gian được bố trí một cách rõ ràng

Ngôi chùa Ông được xây dựng theo hình chữ quốc, với các gian được bố trí một cách rõ ràng. Đi qua hàng binh khí là đến Tiền Điện, rồi sau đó là sân Thiên Tỉnh và cuối cùng là Chính Điện.

Ở Tiền Điện thờ Đức Phúc Chính Thần ở bên phải còn thờ Mã Tiền tướng quân ở phía bên trái.

Còn sân Thiên Tỉnh được đặt hai bộ bát bào, chậu kiểng, bàn hương và ở đây có rất nhiều tượng được là từ nhiều chất liệu khác nhau như thạch cao, gỗ,..

Và Chính Điện là nơi thờ Quan Thánh Đế Quân, ông là người tượng trưng cho những giá trị của người Hoa.

Bên trong chính điện còn được trang trí nhiều bức phù điêu, chạm trổ theo điển tích, điển cố của người xưa.

tham quan kiến trúc chùa ông

Đăc biệt, ngôi chùa còn có chuông đồn, đây là chiếc chuông cổ được đúc từ những năm 1892 và đến nay ó vẫn giữ được những nét cổ kính của mình.

Toàn bộ chính điện được nâng đỡ các cột được đẽo gọn gàng và hình khối, xung quanh chính điện được trang trí các đèn lồng, các khảm, câu đối, các vòng hương vong,…  

?️?️?️ ĐỌC THÊM: Pháp Viện Minh Đăng Quang

4. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Ông Cần Thơ

Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 2 cách đi đến chùa Ông nhanh nhất. Đảm bảo việc di chuyển của bạn được diễn ra một cách thuận lợi.

Cách đi đến Chùa Ông bằng xe máy, ô tô

Nếu có nhu cầu trải nghiệm những con đường tại thành phố, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện cá nhân hoặc thuê xe máy, ô tô,… để di chuyển.

Để có thể tới chùa Ông bằng các phương tiện này, từ khu vực trung tâm Cần Thơ. 

đường đi đến Chùa Ông Cần Thơ

Bạn đi theo đường Nguyễn Văn Linh khoảng 3km. Sau đó, rẽ trái vào đường 30/4 rồi đi thêm 1km nữa.

Khi đi tới khu vực đại lộ Hòa Bình, bạn rẽ phải vào đường Võ Văn Tần, đi tới cuối đường thì rẽ trái ra Hai Bà Trưng, di chuyển thêm 300m nữa là tới nơi.

Cách đi đến Chùa Ông bằng xe bus

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn tới chùa bằng các phương tiện công cộng như: Xe bus, taxi, grab,…. Nếu chưa thực sự an tâm về tay lái của bản thân.

Với việc di chuyển bằng xe bus, bạn có thể tới chùa bằng các tuyến xe: 01, 02, 04.

Lưu ý: Các tuyến xe buýt chỉ đi qua khu vực chùa Ông, vì vậy, bạn nhớ phải nhắc phụ xe về điểm xuống, tránh bị đi quá, xuống sai bến.

??? NÊN TÌM HIỂU: Địa chỉ chùa Hoằng Pháp

5. Xin xăm ở chùa ông có gì đặc biệt

Xin xăm ở chùa Ông cũng được biết tới là trải nghiệm vô cùng thú vị khi bạn đến hành hương, vãn cảnh tại đây.

Xin xăm ở chùa ông có gì đặc biệt

Đa phần người đến chùa xin xăm là để hỏi về các vấn đề như: Tình duyên, công danh, sự nghiệp, con cái…

Tuy nhiên, theo các thiền sư trong chùa, yếu tố linh thiêng của thẻ xăm sẽ còn tùy thuộc vào mức độ thành tâm của bạn tới đâu.

Bên cạnh đó, vào các dịp lễ, tết hàng năm, các phật tử, du khách thường đến chiêm bái, cúng dường. 

Đồng thời, điền thêm những cái tên để cầu an. Toàn bộ những cái tên này được viết lại vào treo lên trần của chùa.

??? XEM NGAY: Chùa Bà Châu Đốc An Giang

6. Chùa ông mở cửa đến mấy giờ

Chùa Ông tại Cần Thơ luôn chào đón khách hành hương, phật tử tới đây để vãn cảnh, lễ phật. Bạn  có thể tới chùa vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Bên cạnh đó, vào những thời điểm quan trọng trong năm như: Lễ vu lan, tết nguyên đán,…. 

Chùa ông mở cửa đến mấy giờ

Chùa cũng có rất nhiều hoạt động ý nghĩa, nhằm giúp du khách thấu hiểu được những nét đẹp của phật giáo.

7. Những lễ hội đặc sắc ở chùa Ông

Mùa lễ hội của chùa Ông được diễn ra chủ yếu vào đầu năm, trước hết là lễ tết Nguyên đán.

Đây không chỉ là ngày lễ lớn của nhân dân Ninh Kiều mà còn là ngày lễ lớn của nhân dân cả nước.

Mỗi dịp tết Nguyên đán không khí ở chùa Ông nhộn nhịp và tấp nập hơn rất nhiều.

Những người dân ở đây họ nô nức chuẩn bị sắm sửa cho bản thân nhưng cũng không quên tân trang lại ngôi chùa để cho nó đẹp hơn trong dịp năm mới.

Người dân ở đây mang đến ngôi chùa nào là heo quay, gà, bánh trái, hương, vàng mã,.. họ đến đây thắp những nén hương cho tổ tiên

Để cầu mong một năm mới thật bình an, hạnh phúc, luôn an cư lạc nghiệp.

Ngoài ra, trong những ngày tết người dân thường tổ chức các lễ hội trong chùa như biểu diễn võ thuật, mua lân, biểu diễn văn hóa, văn nghệ,…

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Thông tin liên lạc chùa Linh Quy Pháp Ấn

chùa Ông ở đâu
Mùa lễ hội của chùa Ông được diễn ra chủ yếu vào đầu năm

Tết Nguyên Đán qua đi thì các lễ hội khác được tổ chức lần lượt như: ngày 13 tháng giêng âm lịch ngày vía của Quan Công.

Vào ngày này người dân tiến hành cúng chay hoa quả hương đèn lên để thắp hương cho Quan Công.

Sau đó là ngày 2 tháng 2 âm lịch là ngày vía của Ông Bản. Đến ngày này thì nhân dân tổ chức dâng lên ông Bản những con heo sống.

Lễ cuối cùng là ngày 23 tháng 3 âm lịch, đây là ngày vía của bà Thiên Hậu, và người dân lại thờ cúng bà bằng những con heo quay được sơn đỏ.

Có thể nói rằng, chùa Ông là một trong những ngôi chùa đặc biệt ở các tỉnh miền Tây nước ta.

Nó không chỉ đặc biệt không chỉ bởi chiều dài lịch sử của nó mà ngôi chùa còn là nơi thể hiện bản sắc văn hóa, dân tộc của những con người Trung Hoa về đây an cư, lạc nghiệp.

Chính vì thế, nếu như hành hương về ngôi chùa thì bạn có thể tìm hiểu thêm những nét đẹp truyền thống và con người Trung Hoa.

lưu ý khi đi lễ chùa ông

8. Lưu ý khi tham quan nghĩa an hội quán

Khi tới chùa Ông, bạn vẫn cần phải lưu ý tới 1 số vấn đề sau đây:

  • Có thái độ lịch sự, nhã nhặn, ăn nói nhỏ nhẹ. Không ăn nói thô tục, làm mất trật tự hay diện các bộ đồ phản cảm khi vào chùa
  • Khi gặp các vị thiền sư trong chùa, bạn nên chắp tay, cúi đầu, đồng thời kinh cẩn niệm câu “Nam mô A di đà Phật”.
  • Không được cúng đồ mặn ở các ban phật trong, gây ô uế nơi thanh tịnh.
  • Khi thắp hương, bạn chỉ nên khấn vừa đủ nghe,, không nên nói quá to, gây ảnh hưởng tới người xung quanh.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *