Home / Di tích / Chùa / CHÙA NÚI CHÂU THỚI- Điểm Du Lịch Bình Dương

CHÙA NÚI CHÂU THỚI- Điểm Du Lịch Bình Dương

Chùa Núi Châu Thới nằm ở địa phận xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, chùa được xem như một thắng cảnh giữa một vùng đồng bằng rộng lớn với những ngọn núi hùng vĩ xung quanh. Chính vì cảnh quan hiếm có nên  chùa luôn có đông khách thập phương đến viếng thăm và lễ Phật vào những ngày rằm và ngày nghỉ.

Khái quát về ngôi chùa Núi Châu Thới

quang cảnh chùa núi châu thới
Cảnh Chùa Núi Châu Thới

Chùa Núi Châu Thái nằm trên núi Châu Thới, thuộc ấp Châu Thới, xã Bình An, huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé. Đây là ngọn núi cao 85m, nằm cách thành phố Biên Hòa 4km về phía Đông và cách thị xã Thủ Dầu Một 20km về phía Tây, cách Thành phố Hồ Chí Minh 24km về phía Nam. Từ xa đã nhận ra mái chùa ẩn trong rừng cây, núi Châu Thúi tròn, xòe như tán dù.

Di tích chùa núi châu thới
Cổng vào chùa Núi Châu Thới

Tuy nhiên cảnh quan của chùa không còn được nguyên vẹn do việc xẻ núi lấy đá.Dưới chân núi là một cổng nhỏ bằng đá ghi tên chùa : “CHÂU THỚI SƠN Tự”. Đi qua 208 bậc thang đã được xây dựng công phu, du khách đến công tam quan. Cổng này mới xây lại năm 1989, gồm 3 cấp mái, trang trí bánh xe pháp luân cùng chữ Vạn ở trên đỉnh. Ngoài ra nơi đây cũng được tô điểm nhờ một hệ thống câu đối đỏ, phía trước ghi chữ Hán, phía sau là chữ Việt, màu đỏ nổi lên rực rỡ dưới vòm lá xanh tươi của rừng cây. Hai bên cổng tam quan còn có hàng chữ Từ Bi – Hi Xả.

Tương truyền chùa do thiền sư Khánh Long tạo lập từ đầu thế kỷ XVII (1612) nhưng cũng có sách cho là do thiên sư Thành Nhạc — An Sơn khai sơn và viên tịch tại đây ngày 17 tháng chạp năm 1776.

Trải qua hơn 10 đời truyền thừa, chùa Núi Châu Thới hiện nay là ngôi chùa được xây dựng lại vào năm 1954, và lần trùng tu năm 1993, toàn bộ hệ thống cấu trúc mặt bằng và kiến trúc mái đều được xây mới lại. Đó là một quần thể gồm ngôi chánh điện, nhà Tổ, điện Thiên thủ Thiên Nhãn, tượng đài Tỳ Bà Thi, Miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu… Đặc biệt bên góc trái mặt trước chùa hiện nay, chùa cũng dành một phần lớn để đặt điện thờ Năm Bà Ngũ Hành, một tín ngưỡng dân gian cổ xưa của người Việt tại đây.

Kiến trúc trong chùa Núi Châu Thới

Toàn bộ kiến trúc hiện nay đều theo lối hiện đại, tuy có kế thừa một phần những đường nét cổ kính trước đây : cấu trúc mái trên chánh điện theo kiểu “tứ tượng và hàng cột gỗ tròn vẫn được duy trì dù rằng đã được tạc lại bằng xi măng. Điểm nổi bật của lối kiến trúc mới hiện nay qua trang trí là sử dụng mảnh gốm sứ đắp lên các con rồng dài hơn 1 m ở cuối các đầu đao của mái chùa. Có 9 con rồng nhìn ra nhiều hướng trên đỉnh mái, nổi lên lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời, trên nền cây và mây trời xanh biếc.

Chùa Núi Châu Thới, ngoài giá trị lịch sử về niên đại tạo dựng còn có ý nghĩa qua các pho tượng cổ thờ tự bên trong. Tại chánh điện, nổi bật nhất là 3 pho tượng đá có niên Đại gần 300 năm, nặng 20kg và cao 40cm. Ngoài ra, chùa còn đặt thờ các tượng A Di Đà, Thích Ca, Di Lặc, Quan Bình, Quan Thánh, Châu Xương. Những tượng này chủ yếu bằng gỗ, cấu trúc và trang trí theo đường nét cổ xưa. Chùa cũng đặt bộ sám bài gồm 5 vị Phật và 4 Bồ Tát tại chánh điện. Trong chùa còn pho tượng Quan Thê Am Bô tát, tư thế đứng, được tạo tác từ gỗ mít, lấy trong vườn chùa, được vun trồng từ hơn 100 năm qua. Đặc biệt, chùa còn một số tượng bằng đất nung như các pho tượng Tiêu Diện, Hộ Pháp, La Hán, Đạt Ma, Thập Điện, Địa Tạng…

di tích chùa núi Châu Thới
Bàn thờ Phật tại chính điện chùa núi Châu Thới

Ngoài ra, về pháp khí, chùa cũng có bộ chuông trống rất giá trị. Chiếc đại hồng chung hiện nay được đúc từ năm 1988. Đây là chiếc đại hồng chung lấy khuôn từ chuông chùa Thiên Mụ (Huế), đúc tại phường đúc Huế, nặng 1,5 tấn, cao 2 m, đường kính 1,2 m. Chiếc giá chuông được bàn tay tinh xảo của các nghệ nhân Sông Bé chạm khắc từ những tấm gỗ lim ở Hà Nội đưa về.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tuy là ngôi chùa được tạo dựng cách nay gần bốn thế kỷ những vết tích của các vị Tổ còn lưu lại rất mờ nhạt. Hiện nay chỉ còn lại 5 long vị từ thế hệ truyền thừa thứ 40 của chi phái Lâm Tế, dòng Đạo Bốn Nguyên : Hòng Kiêm (đời thứ 40), Nhật. Liên (đời thứ 41), Nhật Tăm (đời thứ 41), Lệ Thiện (đời thứ 42), Lệ Huệ (đời thứ 43).

khu du lịch chùa núi Châu Thới
Ảnh Họa Đồ Chùa Núi Châu Thới

Chùa Núi Châu Thới đã được công nhận lờ một di tích lịch sử văn hóa theo Quyết định số 451 VH/QĐ ngày 21 – 4 – 1989 nên rất cần phải được bảo quản cẩn thận. Tiếc rằng quả núi đã bị xén vẹt đi ở một phía khiến cho những ai qua đây trông thấy đều phải động lòng và lo cho ngôi chùa có thể bị sụp đổ nếu vẫn còn tiếp cảnh nổ mìn lấy đá.

 

 

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *