Home / Di tích / Chùa / Chùa Nôm ở đâu? Hiện đang thờ ai & Đường đi tới Chùa

Chùa Nôm ở đâu? Hiện đang thờ ai & Đường đi tới Chùa

Nằm cách cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội gần 30 cây số về phía Đông, nơi ấy có một ngôi chùa cổ mang tên là chùa Nôm. Chùa Nôm từ khi được thành lập đến bây giờ là khoảng 500 năm tuổi. Dù thời gian trôi qua với những thăng trầm của lịch sử, chùa gần như vẫn giữ được nét cổ kính của ngôi chùa mang đậm hơi hướng của một vùng đồng bằng Bắc Bộ.

1. Chùa Nôm ở đâu?

Chùa Nôm còn có tên gọi khác là Linh Thông cổ tự, vị sư trụ trì là Thích Đồng Huệ (hay còn gọi là sư Huệ). Chùa được xây dựng tại làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm của tỉnh Hưng Yên.

chùa nôm hưng yên

Vẻ đẹp cổ kính của chùa Nôm Hưng Yên

Trước đây là thuộc địa phận của tỉnh Hải Hưng (đây là tên gọi của Hải Dương và Hưng Yên từ 1968 đến năm 1996).

2. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Nôm Hưng Yên

Nằm cách trung tâm thủ đô không quá xa, khoảng hơn 30km, vì vậy, bạn sẽ mất khoảng 30 đến 40 phút để có thể di chuyển đến chùa.

Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các cách để tới chùa nôm nhanh nhất, giúp bạn không bị tiêu tốn quá nhiều về mặt thời gian đi lại.

  • Cách đi đến Chùa Nôm bằng xe máy, ô tô

Nếu di chuyển tới chùa Nôm với các phương tiện cá nhân, từ  trung tâm Hà Nội, bạn di chuyển theo đường Bà Triệu.

Sau đó, đi ra các tuyến đường bao gồm: Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, rồi rẽ phải theo đường đê Nguyễn Khoái và vòng lên cầu Vĩnh Tuy.

Hướng dẫn đường đi đến Chùa Nôm Hưng Yên

Sau khi đi hết cầu Vĩnh Tuy, bạn tiếp tục rẽ phải ra đường Cổ Linh, đi khoảng 800m rồi rẽ trái sang hướng Thạch Bàn.

Cuối cùng, bạn di chuyển dọc theo đường 5 (hướng xuống Hải Phòng), đi khoảng 10km thì rẽ trái vào khu vực đường 338 (thuộc huyện Văn Lâm – Hưng Yên), đi thêm 3km nữa là tới được chùa.

  • Cách đi đến Chùa Nôm bằng xe bus

Nếu không thực sự thông thạo đường, hoặc chưa từng tới địa phận tỉnh Hưng Yên, tốt nhất, bạn nên tới chùa bằng các phương tiện công cộng như: Xe bus, Taxi, grab,….

Với xe bus, bạn có thể di chuyển tới chùa theo tuyến xe số 40B.

chùa nôm ở hưng yên

Tuy nhiên, bạn luôn phải nhớ việc nhắc phụ xe về điểm xuống, tránh việc bị đi quá, xuống nhầm bến, gây mệt mỏi, tốn thời gian di chuyển.

??? ĐỌC NGAY: Kiến trúc độc đáo tại Chùa Cầu

3. Lịch sử của chùa Nôm Hưng Yên

Chùa Nôm được biết đến là một ngôi chùa cổ thuộc tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, không ai còn nhớ chùa bắt đầu được xây dựng từ năm nào, chỉ ước chừng khoảng hơn 500 năm tuổi.

Hiện nay, trong khuôn viên của chùa vẫn lưu giữ được 2 tấm bia đá lớn ghi lại lần xây dựng lại đầu tiên của chùa.

Ở thời Hậu Lê, ngay sau khi vua lên ngôi vào năm 1680, vua đã ra lệnh cho xây dựng lại chùa Nôm.

Tiếp theo sau đó, chùa tiếp tục được sửa lại các cột trụ chính, mở rộng chùa, tăng số lượng tượng phật của chùa, xây thêm gác chuông.

chùa nôm ở đâu
Vẻ đẹp kiến trúc bên trong chùa Nôm Hưng Yên

Sau nhiều lần trùng tu, nhưng do thời tiết khắc nghiệt chùa đã bị thiên tai, bão lũ càn quét và xuống cấp nghiêm trọng gần như không còn được hình thái kiến trúc ban đầu.

Cho đến gần cuối năm 1998, sư Huệ cùng với chính quyền cùng người dân địa phương của nơi đây đã cùng chung tay và góp sức để xây dựng lại chùa.

Dù mới được xây dựng lại khoảng 20 chục năm, xong chùa vẫn được xây dựng theo lối kiến trúc xưa.

Tạo cho chùa có chút cổ kính, hoài niệm về những năm tháng lịch sử. Ngày nay, chùa là điểm đến hành hương, du lịch của rất nhiều du khách cả trong và ngoài tỉnh.

Đặc biệt, nơi đây còn là nơi gặp gỡ của những cụ cao tuổi đến đây để làm một số công việc công ích giúp cho chùa.

??? XEM THÊM: Kiến trúc của chùa Một Cột

4. Kiến trúc chùa Nôm Hưng Yên

Một số điểm đặc biệt của chùa.

  • Nét đẹp kiến trúc trong cái nhìn tổng quát về chùa Linh Thông

Chùa Nôm mang dòng chảy của kiến trúc thuần Việt, đậm nét hồn tự Lâm Tế, theo mẫu chữ “Đinh”.

Ngôi chùa rộng rãi, thoáng đãng với khung cảnh thiên nhiên hướng về nét đẹp làng quê thanh tịnh. Cùng với đó là nhiều hạng mục đặc sắc có nét lôi cuốn riêng.

Cổng Tam Quan của chùa bề thế, to cao được tạo dựng hoàn toàn từ gỗ. Những cột Lim với đường kính lên đến hàng trăm cm càng tăng thêm độ cứng chắc của cổng.

 chùa Nôm Hưng Yên

Cổng được thiết kế ba mái vòm, đao cong vút như đuôi thuyền có gắn tượng rồng trắng. Trên mái có long chầu hướng về bánh xe chuyển pháp luân ở giữa. Mái ngói xếp theo dạng hình vảy cá.

Trên các cánh cửa đều chạm khắc những bức phù điêu đậm chất nghệ thuật, dựa vào các tích cổ.

Hai bên tả hữu từ cổng phụ là cầu thang được tạo dáng cổ điển, dẫn lên tầng 2 của cổng Tam Quan. Khi chúng đứng ở trên, nhìn thấy được gần như toàn cảnh của chùa.

Đối diện sau Tam Quan là hồ nước xanh, có tán bèo trôi bồng bềnh trên mặt nước. Hai bên bờ hồ có lầu Chuông và lầu Trống đối xứng nhau. Mỗi lầu được xây theo mô hình 3 tầng mái.

Ở giữa hồ nước là cây cầu đá 9 nhịp nối đã có mặt hàng trăm năm, dẫn đường đến tòa tiền đường.

Tiền đường gồm 7 gian, dài 18m, rộng 4m, được thiết kế theo kiểu mái trước dài hơn mái sau, lợp ngói mũi.

Toàn bộ hệ thống của gian thờ tự được chống đỡ nhờ vào 2 hàng cột trụ chính (bên trong). Mỗi dãy cột gồm 6 cây cột từ gỗ ly.

chùa nôm cầu duyên

Tiền đường chính là nơi lễ bái chính của nhân dân và du khách thập phương. Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được phong cách cổ truyền và giá trị truyền thống.

Bên trong nơi dâng lễ, cầu phúc có nhiều bức tượng được chế tác từ nhiều chất liệu, nhiều loại tượng thờ khác nhau.

Các bức tượng được bố trị theo từng lớp tượng, nói lên những ý nghĩa khác nhau.

Bên ngoài tiền đường được tổ điểm uy nghi bởi hàng lang nổi bật với những bức tượng chế tác công phu.

Hành lang gồm 10 gian, một đầu hàng lang nối với gian thứ 2 một đầu, tạo nên không gian uy nghiêm, khép kín.

Tiếp đến là không gian của nhà thờ tổ. Đây nơi an táng, tưởng niệm các vị sư có công với chùa.

Kiến trúc nhà thờ tổ khá đơn giản, dễ nhận ra với  72 cột gỗ và 2 lớp mái.

Đặc biệt, nhà thờ tổ có không gian để đặt ba bức tượng Phật đứng thon thép vàng.

?️?️?️ KHÁM PHÁ: Chùa Đậu Thường Tín Hà Tây

  • Khu mộ tháp và tòa Quan Âm giữa hồ của chùa Nôm

Khi Phật tử đến với chùa Linh Thông, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu mộ tháp linh thiêng làm từ đất đá nung.

chùa nôm ở hưng yên

Lầu Quan Âm

Khu vườn tháp có 8 tháp, mỗi tháp gồm 3 tầng, kích thước nhìn chung đều như nhau.

Nếu chúng ta muốn đến lầu Quan Âm để chiêm bái thì phải đặt chân bước qua cây cầu đá hình cánh cung. 

Ở trên thành cầu đính hoa sen chạm khắc từ đá, được trải dài cách đều, chia từng đoạn, đối xứng hai bên.

Phía trước lối đến cây cầu là nơi đặt hai Tháp Cửu Phẩm Liên Hòa được tạo hình từ chất liệu đồng.  

  •  Vẻ đẹp bí ẩn của những pho tượng cổ

Chùa Linh Thông đến nay vẫn còn giữ lại nhiều pho tượng làm từ đất, hầu hết được đặt ở hành lang của chùa và phía sau hậu cung. Ngôi chùa có 128 tượng đất từ trăm tuổi trở lên.

Những pho tượng mô tả các vị Thánh, Phật đang tịnh tâm tu luyện trong trạng thái tọa thiền ở tư thế khác nhau như ngồi, đứng,…

Đặc biệt, những pho tượng không chỉ đẹp mà độ bền cũng rất cao.

??? CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Chùa Bái Đính Ninh Bình

5. Chùa nôm thờ ai

Cũng như với tất cả những ngôi chùa khác tại Việt Nam, chùa Nôm có ban chính là nơi thờ Đức Phật.

 Ngoài ra, trong khuôn viên chùa cũng có các ban thờ những vị thần linh khác như: Đức Ông, thánh mẫu,…

Vào các dịp lễ lớn trong năm như: Đại lễ phật đản, lễ vu lan,… Chùa thường có rất nhiều hoạt động ý nghĩa như: Thả cá phóng sinh, nghe các sư thầy thuyết giảng,…. Giúp người dân hiểu rõ được những giá trị cao đẹp của phật giáo.

Chùa nôm thờ ai

??? ĐỌC TIẾP: Chùa Phúc Khánh

6. Vẻ đẹp những pho tượng phật bằng đất cổ

Có thể nói vẻ đẹp của chùa Nôm Hưng Yên không chỉ nằm ở vẻ đẹp, phong cảnh của chùa mà còn bởi vẻ đẹp của hơn 100 pho tượng phật cổ.

Hơn 100 pho tượng phật này đều được làm hoàn toàn bằng đất.

Nhiều người dân nơi đây nói rằng, những pho tượng phật này có niên đại hàng trăm tuổi. Cũng có những người khẳng định rằng các pho tượng này có hàng ngàn năm tuổi rồi.

Những pho tượng phật dù được làm bằng đất nung, nhưng có một điều lạ trải qua năm tháng không hề bị hỏng.

Theo như lịch sử ghi lại, chùa đã nhiều lần phải trải qua các trận đại hồng thủy, ngập úng tất cả chùa.

Nhất là vào trận hồng thủy vào cuối thế kỉ 20 nhấn chìm gần như toàn bộ cả miền Bắc, chắc chắn làng Nôm cũng nằm trong số đó.

chùa nôm thờ ai

Hàng trăm các pho tượng phật dù nằm ngập sâu trong nước nhiều ngày xong vẫn giữ nguyên được hình thái và màu sắc của nó, khiến rất nhiều người phải ngạc nhiên.

Theo như các nhà khảo cổ, nguyên nhân giữ được nguyên vẹn trong nước có thể là nhờ công nghệ nung thời đó.

Ngày nay, hơn 100 pho tượng phật được làm bằng đất vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn và đặt thờ tại điện chính của chùa Nôm.

Một số những pho tượng nổi bật: tượng A –Di – Đà, tượng Phật bà Quán Thế Âm, tượng Thập bát La Hán, tượng Tam Thánh, tượng Bát bộ Kim Cương….. cùng rất nhiều pho tượng đặc sắc khác, du khách nên thử đến khám phá.

⚠️⚠️⚠️ NÊN XEM: Chùa Tảo Sách Hồ Tây

7. Lễ hội chùa nôm

Nằm trong khu di tích làng Nôm, vì vậy lễ hội của chùa Nôm cũng trùng với lễ hội của làng. 

Vào thời điểm này, chùa có rất nhiều hoạt động, nghi lễ truyền thống, có thể kể đến như:

Lễ hội chùa nôm

  • Lễ rước nước phục phụ nghi thức bao sái cho thành hoàng.
  • Tiệc cỗ chay của nhà chùa, nhằm phục vụ du khách gần xa đến tham dự lễ hội.

Tất cả những nghi thức trên đều được thực hiện một cách uy nghi, trang trọng, theo đúng với truyền thống của những tổ tiên từ xa xưa để lại.

??? XEM THÊM: Khung cảnh trong chùa Quán Sứ

8. Lưu ý khi đi lễ chùa Nôm

Với chùa Nôm, cũng như với tất cả các địa chỉ tâm linh khác, bạn cần lưu ý tới các vấn đề dưới đây:

  • Khi vào chùa, bạn cần lưu ý mặc quần áo gọn gàng, lịch sự, không mặc các bộ đồ hở hang, phản cảm, không đúng thuần phong mỹ tụ.
  • Nói năng nhỏ nhẹ, không nói tục chửi bậy, gây mất trật tự nơi cửa chùa.
  •  Không thắp hương mặn vào các ban thờ phật, tránh làm ô uế nơi linh thiêng
  • Khi bước vào cửa chùa, bạn chỉ đi theo 2 lối cổng phụ, không nên đi theo lối cửa chính.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *