Home / Di tích / Chùa / Chùa Long Bửu cuốn hút với vẻ đẹp hiện đại hòa nét cổ kính thuộc quận 4

Chùa Long Bửu cuốn hút với vẻ đẹp hiện đại hòa nét cổ kính thuộc quận 4

Chùa Long Bửu là một trong những ngôi chùa cổ, với kiến trúc độc và lạ, có rất nhiều du khách đến mỗi năm. Ngôi chùa như “thành viên” trên chính mảnh đất đang đứng. Chùa Long Bửu, nhắc nhở những giá trị đẹp về tín ngưỡng Phật Giáo và tín ngưỡng trong mỗi người.

1. Chùa Long Bửu ở đâu

Chùa Long Bửu có vị trí: Khánh Hội, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Long Bửu

2. Lịch sử hình thành chùa Long Bửu

Chùa Long Bửu được xây vào những năm 1970, sau đó biến cố xảy ra.

Sau 30/4/1975: Ngôi chùa trải qua lần trùng tu thứ nhất.

Khoảng năm 1996: Ngôi chùa được tiến hành đặt móng xây dựng ( vị trí hiện nay).

Đến nay ( năm 2020): Ngôi chùa đã qua nhiều lần trùng tu, có diện tích tương đối rộng với cảnh quan cổ kính, nhưng mang phong cách kiến trúc hướng đến dáng vẻ hiện đại.

??? NÊN XEM: Lịch sử ra đời chùa Long Sơn

3. Hướng dẫn cách đi đến chùa Long Bửu

  • Hướng dẫn đi chùa Long Bửu bằng xe ô tô

Chùa Long Bửu, xuất phát đến với nhiều cách khác nhau. Bạn có thể chọn phương án đi bằng xe bus, ô tô, xe máy,… Bạn cần biết tuyến xe bus công cộng.

cách đi đến Chùa Long Bửu

Tuyến xe bus 46: Bến Thành – Bến Mễ Cốc. Giá vé: 3K15K/ lượt.

Lưu ý: Bạn nhớ quản lý tư trang cá nhân và dừng đúng trạm ( tránh mất thời gian của chính bạn).

  • Cách đi đến chùa Long Bửu bằng xe máy

Bạn tự lái xe máy đến chùa thì nhớ tìm hiểu địa chỉ đến và dùng google map để được thuận lợi.

Cách 1: Theo hướng Tây Nam, vào đường Đoàn Như Hài, vào đường Nguyễn Trường Tộ. Bạn vào đường Khánh Hội, điểm cần đến ở bên trái.

Cách 2: Theo như trên, đi qua đường Hoàng Diệu, đến được chùa ( điểm đến bên phải).

Lưu ý: Bạn cần kiểm tra đồ trước khi xuất phát, nhớ tuân thủ luật giao thông để tránh phiền phức. Khi bạn đến nơi, nhớ tìm chỗ giữ xe an toàn và giữ phiếu xe.

??? NÊN XEM: Tam quan chùa Liên Hoa có gì đặc biệt

4. Kiến trúc chùa Long Bửu

Chùa Long Bửu là một trong số những ngôi chùa cổ, nơi còn lưu giữ lại nhiều nét kiến trúc và tàn tích thời mới khai sơn.

Ngôi chùa được đánh giá cao về mặt kiến trúc, đây là nơi được xem như biểu tượng Phật giáo trên vùng đất nhiều biến động.

Một vài điều không thể bỏ qua khi nhắc đến kiến trúc của ngôi chùa.

  • Cổng Tam Quan chùa Long Bửu

Chùa Long Bửu, với cổng Tam Quan ấn tượng, độc đáo. Cổng chùa, vẫn giữ nguyên khí chất linh thiêng của Phật Giáo, tuy nhiên kiến trúc nguyên về bức phá các nét hiện đại.

tam quan Chùa Long Bửu

Cổng Tam Quan vững chắc với hai trụ đả khắc làm trụ tại cổng chính, có tất cả 4 trụ đá ở cổng.

Cổng Tam Quan có mái đúc màu xanh, biểu tượng cho hòa bình, tự do và hy vọng. Hình ảnh như nhắn đến mỗi phật tử khi bước qua cổng vào chùa nên buông đi những ưu sầu.

Những hình ảnh chạm khắc của rồng thần uyển chuyển, đồng màu với mái đúc, được gắn ở các góc mái và ở giữa mái.

Một tấm bảng màu vàng, có chữ hán tự được khắc và treo nối giữa tầng mái trên cùng với mái nhỏ ( tại cổng phụ).

??? KHÁM PHÁ: Chùa An Lạc thờ ai

  • Khu chánh điện chùa Long Bửu

Qua cổng Tam Quan là một lưu hương lớn, một trong những nơi để phật tử thắp hương cổng nguyện.

Khi phật tử bước lên các bậc thêm, đến chánh điện là nơi tòa nhà rộng, thoáng, có nhiều trụ gỗ nâu đỏ.

kiến trúc Chùa Long Bửu

Trước chánh điện có sư tử đá, có trống đánh và đặc biệt có treo chuông đồng cổ ( phía bên phải, khi hướng đi vào).

Trong chánh điện là nơi thờ Phật và chư vị thần thánh, cùng các đời trụ trì,… Ở đây, phật tử được thấy tượng phật A Di Đà son thiếp vàng đang tọa thiền ( ở giữa); hai bên theo chiều dọc là nơi thờ các vị Phật khác.

Ngoài ra, phía sau chánh điện, có không gian rộng, thờ Quan Âm và có nơi lưu giữ các tàn tích lịch sử xưa.

  • Tòa bảo tháp trong chùa Long Bửu

Bảo tháp gồm 5 tầng, phía trên cùng có tháp bảo nhỏ.Bảo tháp rực màu đỏ, chạm khắc các họa tiết thiên nhiên, các góc mái uốn cong có hình rồng.

bảo tháp trong Chùa Long Bửu

Bên trong bảo tháp, mỗi tầng thờ các vị Phật khác nhau.

⚠️⚠️⚠️ ĐỌC NGAY: Chùa Thiên Ấn

5. Lưu ý khi đi lễ chùa Long Bửu

Chùa Long Bửu với những lưu ý cần có trong cuốn cẩm nang khi đi lễ chùa.

  • Tác phong ăn mặc nghiêm trang hoặc đơn giản, gọn gàng ( tránh phong cách mát mẻ, hở bạo như quần đùi, áo xuyên thấu,…).
  • Hành vi ứng xử và ngôn từ sử dụng cần đúng mực khi ở đất Phật.
  • Không tùy ý chụp ảnh hoặc vào những khu vực chưa được phép ( nơi nghỉ của tăng ni,..).

đi lễ Chùa Long Bửu

  • Không buôn bán, trục lợi các tài sản của chùa và không thực hiện các giao dịch buôn bán khác.
  • Không đem đồ ăn mặn vào chùa và tuyệt đối không dâng lễ mặn để cúng.
  • Điều chỉnh chế độ cho các thiết bị công nghệ, khi đang dâng lễ hoặc nói chuyện với sư.

Chùa Long Bửu được đầu tư trùng tu, kiến thiết với giá trị không nhỏ. Ngôi chùa có vẻ đẹp của kinh đô nhưng lại cổ kính, trang nghiêm.

Mỗi chiều hoàng hôn, khi thời đến tiếng chuông chùa ngân vang, một bản nhạc tuyệt mỹ vơi đi góc khuất trong tâm hồn mỗi người. Hãy đến với chùa Bửu Long, để cảm nhận vẻ đẹp nơi đất Phật. 

Cảm ơn bạn đã đọc. Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến!

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *