Chùa Linh Phước (Chùa Ve Chai) là một trong những ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục. Đà Lạt, một vùng đất nổi tiếng về du lịch. Hàng năm, có rất nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến đây để tận hưởng không khí cũng như phong cảnh của nơi đây. Bên cạnh những phong cảnh vô cùng tuyệt đẹp, Đà Lạt còn nổi tiếng là một vùng đất có nhiều đình chùa linh thiêng.
Nội dung bài viết
1. Chùa Ve Chai ở đâu?
Chùa Ve Chai còn có tên tự là chùa Phước Linh (tuy nhiên cái tên này không được sử dụng rộng rãi như Ve Chai).
Chùa Linh Phước có địa chỉ thuộc số 120 Tự Phước, phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Tổng thể kiến trúc chùa Ve Chai Phước Linh
Di chuyển từ thành phố Đà Lạt đi chùa Ve Chai chỉ khoảng 10 cây số. Rất dễ dàng cho du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục nhất tại Việt Nam.
2. Đường đi tới chùa Linh phước
Nằm cách thành phố Đà Lạt không quá xa, khoảng 7km. Bên cạnh đó, đường tới chùa Linh Phước cũng không quá khó đi ( Hầu hết quãng đường tới chùa chỉ nằm trên quốc lộ 20).
Vì vậy, bạn sẽ chỉ mất khoảng 15 phút để tới được chùa.
Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các cách để có thể tới được chùa Linh Phước nhanh nhất, giúp bạn có thể tiết kiệm được tối đa thời gian đi lại.
-
Di chuyển tới chùa Linh Phước bằng ô tô, xe máy:
Để có thể di chuyển tới chùa Linh Phước bằng các phương tiện cá nhân, bạn có thể đi theo con đường sau đây:
Bạn đi theo đường Hùng Vương khoảng 3km, sau đó rẽ ra đường Tự Phước. Tiếp theo, từ Tự Phước, bạn di chuyển thêm khoảng 3km nữa rồi rẽ phải vào khu vực Trại Mát. Đi 1km nữa là tới được chùa.
-
Di chuyển tới chùa Linh Phước bằng các phương tiện công cộng:
Mặc dù, Đà Lạt chưa khai thác tuyến xe buýt nào tới chùa Linh Phước. Tuy nhiên, nếu chưa từng tới thành phố này, bạn vẫn có thể lựa chọn di chuyển bằng Taxi, Grab,….
3. Lịch sử chùa Ve Chai tại Đà Lạt
Chùa Ve Chai là một công trình kiến trúc đền chùa cổ được xây dựng từ những năm 1949 cho đến năm 1952 mới được hình thành.
Trải qua hàng chục năm hình thành và phát triển, diện mạo của ngôi chùa cũng bị xuống cấp nhiều
.Vẻ đẹp bên trong khu vực chánh điện chùa Linh Phước
Năm 1990, dưới sự chỉ đạo của thầy trụ trì Thích Tâm Vị cùng các tăng ni phật tử, chính quyền và người dân đã chung tay góp sức xây dựng lại ngôi chùa khang trang như ngày nay.
4. Kiến trúc độc đáo của chùa Ve Chai Đà Lạt
Chùa Ve Chai là một công trình kiến trúc vô cùng đặc biệt, bởi hầu hết những bức tường của chùa đều được tạo nên từ những mảnh ve chai hay mảnh gốm nhỏ.
Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao chùa lại có tên là chùa Ve Chai.
-
Cổng Tam quan chùa Linh Phước:
Từ đằng xa khi di chuyển đến chùa, du khách có thể nhìn thấy vẻ đẹp vô cùng độc đáo của cổng Chùa Linh Phước
Toàn bộ những bức tường đều được gắn từ những mảnh ve chai thành những hình thù khác nhau.
Những cột trụ chống được chạm khắc hình ảnh những con rồng uốn lượn hướng về phía trời xanh.
-
Long Hoa Viên:
Đặt chân vào phía bên trong chùa Ve Chai, chắc chắn du khách sẽ vô cùng ấn tượng với Long Hoa Viên.
Điểm tạo nên sự đặc biệt của Long Hoa Viên nằm ở con rồng khổng lồ uốn quanh tượng phật Di Lặc. Để tạo nên con rồng dài đến 49m cần sử dụng đến hơn 12.000 mảnh vỏ chai.
Hình ảnh con rồng uốn quanh tượng phật Di Lặc ngự trên đỉnh bao quanh là nước đã tạo nên một nét cuốn hút đối với du khách.
-
Khu chánh điện và Bảo tháp trong chùa Linh Phước:
Khu vực chánh điện có tổng chiều dài vào khoảng 33m và chiều rộng khoảng 22m. Khu vực bảo tháp có chiều cao lên tới 27m xung quanh được chạm trổ rất nhiều hình rồng.
Tại khu vực lầu 1, đây là nơi thờ tụng 108 pho tượng phật.
Đi vào khám phá bên trong nội điện, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tượng phật Thích Ca được làm hoàn toàn bằng bê tông lõi thép.
Dọc 2 bên hành lang của khu vực chánh điện được khảm lên từ những mảnh sành.
Bên trên những bức tường, cột được dùng những miếng mảnh sành để chạm lên hình ảnh lịch sử về Đức phật Thích Ca.
Từ 2 bên dãy hành lang, du khách có thể nhìn thấy Tòa Linh tháp được xây thành 7 tầng.
Nơi đây là nơi thờ tụng rất nhiều bức tượng phật quý hiếm và cũng là bảo tàng thư viện của chùa.
Tòa Linh tháp được bình chọn là một trong những tòa tháp chuông cao nhất tại các ngôi chùa của Việt Nam.
-
Đại Hồng chuông chùa Linh Phước:
Chiếc chuông này được đúc từ năm 1999 với chiều cao lên đến 4,3m và nặng gần 8,5 tấn, được xem là chiếc chuông khủng nhất của Việt Nam.
-
Tượng Phật bồ tát Quan Âm trong chùa Ve Chai:
Đây sẽ là điều bất ngờ nữa dành cho du khách khi tượng chiêm ngưỡng bức tượng phật này.
Tượng Phật được làm hoàn toàn bằng hoa bất tử chứ không phải những chất liệu thông thường như: đá, xi măng, thạch cao, đất nung, đồng…
Đây là một trong những tác phẩm được hoàn thành vào năm 2010.
Bên cạnh đó, chùa Linh Phước còn là nơi trưng bày rất nhiều hiện vật quý giá: tấm mộc bản, bức tượng đại lão hòa thượng Minh Hạ Đức giống y như người thật cùng rất nhiều đồ quý được làm bằng đồng.
5. Chùa Linh Phước Đà Lạt có điểm gì đặc biệt?
Được xem là ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục nhất nhì tại Việt Nam. Vì vậy, khi thăm quan chùa Linh Phước, bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều đặc biệt
Dưới đây, hãy cùng bài viết khám phá những điều thực sự thú vị khi thăm quan ngôi chùa vô cùng nổi tiếng này.
-
Tượng sáp chùa Ve Chai
Nếu chưa từng tới Chùa Linh Phước, có lẽ, bạn sẽ vô cùng kinh ngạc khi chiêm ngưỡng bức tượng sáp được được đặt tại khu vực riêng của chùa.
Bức tượng này được các chuyên gia đánh giá là giống người thật đến 99%, gần như không có sự sai sót nào trong quá trình đúc.
Trên thực tế, đây là bức tượng sáp của vị lão hòa thượng Minh Hạ Đức.
Ông là người đã góp rất nhiều công sức trong quá trình xây dựng và hoằng dương giúp chùa Linh Phước được nhiều người biết đến.
Vì vậy, các sư tăng cũng như con nhang, phật tử đã chung tay đúc lên bức tượng để tưởng nhớ ông.
-
Tượng phật bằng bê tông cốt thép cao nhất tại việt nam
Khu vực nội điện của chùa Linh Phước có trưng bày 1 bức tượng phật cao 4,9m, phần bên ngoài được sơn son, thiếp vàng.
Đây được xem là bức tượng phật Thích Ca bằng bê tông lớn nhất Việt Nam.
Ngoài ra, phía trước của của tượng còn có bức Cửu Long uốn mình, điều này càng làm tượng phật thêm phần uy nghi, trang trọng.
-
Chùa Ve Chai đà lạt 18 tầng địa ngục
18 tầng địa ngục chính là địa điểm nhận được nhiều sự quan tâm nhất của khách tham quan nhất khi tới Chùa Linh Phước.
Để tới được khu vực này, bạn chỉ cần đi theo 1 lối nhỏ, xuống tầng 2 là đến nơi.
Tổng chiều sâu của khu vực 18 tầng địa ngục vào khoảng 300m. Khi tới đây, bạn sẽ phải kinh ngạc với hàng loạt các bức tượng với đủ hình thù vô cùng quái dị, ghê rợn.
Khi đi sâu thêm, bạn sẽ được tận mắt thấy hình ảnh diêm vương xử án những vong hồn làm việc ác trên thế gian.
Từ đó, bạn sẽ ngộ ra được nhiều triết lý trong cuộc sống, cũng như những điều mà chúng ta phải gánh khi làm những điều sai trái lúc còn sống.
-
Bức Tượng bồ đề Đạt Ma bằng gỗ “Siêu to, Khổng Lồ”
Ngoài những hiện vật vô cùng thú vị ở trên, khi bước tới sân chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Bồ Đề Đạt Ma “Siêu to, khổng lồ” bằng gỗ.
Bức tượng này đã được tổ chức Guiness của Việt Nam đánh giá là tượng phật bằng gỗ có kích thước lớn nhất Việt Nam.
6. Lưu ý khi đi lễ chùa Linh phước
Khi đến chùa Ve Chai, cũng như với tất cả những địa chỉ tâm linh khác, bạn cần đặc biệt lưu ý tới các vấn đề sau đây:
- Khi vào chùa, bạn cần ăn mặc kín đáo, không mặc các bộ đồ phản cảm, hở hang khi vào chùa.
- Không ăn đồ mặn khi vào các khu vực quan trọng như: Tam Bảo, các ban thờ phật,…
- Không tự tiện lấy bất cứ đồ đạc gì trong chùa khi chưa được sự cho phép.
- Ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự, không nói tục, chửi bậy, gây mất trật tự nơi cửa chùa.
- Khi ra vào cửa chùa, bạn chỉ nên đi 2 lối cổng phụ, không được đi theo cửa chính giữa.
7. Chùa Linh Phước giờ mở cửa
Chùa Linh Phước luôn mở cửa đón du khách vào tất cả các thời điểm trong tuần. Bạn có thể đến thăm quan chùa vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên vãn cảnh, hành hương chùa vào thời điểm trong ngày.
Ngoài ra, vào các dịp đặc biệt như: Lễ Vu Lan, rằm tháng giêng,… Chùa cũng hay có những hoạt động ý nghĩa như: Thả cá phóng sinh, làm lễ cầu an,…
Giúp du khách cũng như phật tử hiểu rõ hơn về ý nghĩa cao đẹp của đạo Phật.
Đọc thật chậm: Vẻ đẹp của chùa Vạn Đức– Ngôi chùa có chánh điện cao nhất tại Sài Gòn