Home / Di tích / Chùa / Chùa Khai Nguyên – Khám phá Tản Viên Sơn Quốc Tự ở Hà Nội

Chùa Khai Nguyên – Khám phá Tản Viên Sơn Quốc Tự ở Hà Nội

Chùa Khai Nguyên – Ngôi chùa được mệnh danh là nơi kim cổ giao hoà. Ngôi chùa đã trải qua sức tàn phá của thời gian, của giáo mác và bom đạn chiến tranh hàng ngàn năm từ thời nhà Lý dầu thế kỉ thứ 1. Hiện nay dù đã được tôn tạo lại nhưng những giá trị xưa thì không hề mất đi, ngôi chùa vẫn giữ được những đường nét cổ kính vốn có, giá trị lịch sử vẫn còn đó.

1. Chùa Khai Nguyên ở đâu?

Nếu đến thị xã Sơn Tây (Hà Nội) và hỏi địa chỉ Chùa Khai Nguyên hay Tản Viên Sơn Quốc Tự thì chắc chắn một điều rằng ai cũng sẽ biết và chỉ đường cho bạn đến thôn Khoang Sau, Xã Sơn Đông.

Bởi lẽ, đây là mảnh đất tâm linh, là nơi thờ tụng của tất cả người dân thị xã. Thậm chí, cả những du khách thập phương nghe tiếng thiêng của chùa Khai Nguyên cũng tìm đến cầu vận.

Chùa Khai Nguyên ở đâu?

Cách trung tâm thành phố Hà Nội chỉ khoảng 20km nên du khách có thể đến chùa bằng nhiều phương tiện như xe bus (tuyến 74) hoặc tự túc phương tiện xe máy.

Hay bạn cũng có thể tìm đến địa chỉ Chùa Khai Nguyên ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội ở Quận Tây Hồ, rất gần Hồ Tây.

2. Lịch sử chùa Khai Nguyên Sơn Tây

Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, chùa Khai Nguyên trước khi được tu sửa như ngày nay đã trải qua rất nhiều thăng trầm của bom rơi, đạn lạc, sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh.

Chùa được khởi công xây dựng vào thời vua Lý đầu thế kỉ thứ 11. Đến thời nhà Nguyễn, chùa được người dân trong vùng di chuyển đến Đền Trung.

Nhưng rồi trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc chống Pháp và chống Mỹ khiến cho kiến trúc của chùa bị mất đi khá nhiều.

lich-su-chua-khai-nguyen
Chùa Khai Nguyên mang nét cổ kính

Đến năm 1997, chùa được tu sửa lần đầu. Tiếp đó, năm 2008, khi đại đức Thích Đạo Hạnh lên làm trụ trì đã cho di chuyển chùa trở lại vị trí ban đầu của nó và cho tu sửa lần 2.

Tuy có sửa chữa nhưng mọi kiến trúc của chùa cũ vẫn được giữ nguyên bản sắc cổ kính.

3. Kiến trúc chùa Khai Nguyên

Như đã giới thiệu bên trên chùa Khai Nguyên Là ngôi chùa có vẻ đẹp vừa cổ xưa. Đồng thời, mang cả những đường nét hiện đại hứa hẹn một cảnh quan Tản Viên Sơn Quốc Tự đẹp mắt cho du khách.

So với những ngôi chùa lớn như Chùa Yên Tử hay chùa Ngọc Hoàng thì chùa Khai nguyên có quy mô nhỏ hơn, chỉ khoảng 500m2.

Tuy vậy, kiến trúc trong chùa thì lại không kém phần tinh tế khi có kết hợp hài hòa giữa cổ và kim. Chính điện của chùa là ba pho tượng phật với nét từ bi được chạm khắc rất tinh xảo.

Tương truyền đây chính là tượng thờ 3 vị linh thần Thánh Tản Sơn.

chua-khai-nguyen-o-dau
Toàn cảnh chùa Khai Nguyên

Trong chùa còn có Tháp Chuông, Tháp Trống là hai kiến trúc nổi bật nhất, bên kia chính điện thờ 3 vị thần là Động Quan Âm.

Theo dân gian truyền lại thì đây là nơi có tích Phật Bà giảng đạo cho Thánh Tản Sơn.

Nhà khách – nơi tiếp khách và hành lễ của chùa Khai Nguyên được thiết kế với kiến trúc lạ mắt 2 tầng rộng rãi.

Phần Tăng Đường có diện tích nhỏ hơn với lối kiến trúc một tầng.

Đặc biệt, một thứ cảnh quan được coi là đặc sản của chùa Khai Nguyên đó là biển non bộ có hình thần Kim Quy Bái Phật Cầu Kinh.

Đi sâu vào trong chùa có giếng nước cổ kính, rất lớn với tên gọi là Giếng Rồng. Giếng này không chỉ là giếng cấp nước mà về mặt tâm linh nó còn có vai trò chấn giữ chùa.

Điển tích về giếng Rồng gắn với tiếng thiêng của chùa Khái Nguyên, đó là khi xưa, khi nhân dân trong vùng gặp phải hạn hán nặng nề.

chính điện chùa khai nguyên hà nội

Chánh điện chùa Khai Nguyên

Trụ trì thắp hương cầu khấn thần linh, đã được thần báo mộng về chỉ chỗ đào giếng.

Trụ trì theo lời báo mộng và giếng nước vừa đào được 3m, mạch nước đã trào ra, cả mùa khô cũng không hề cạn.

Nhờ thế mà cứu được nhân dân trong vùng khỏi “cơn khát”. Ngày nay, du khách đến đây đều lấy nước giếng này để uống với tâm niệm cầu may và gột rửa bụi trần.

Tiếp đến, du khách sẽ bắt gặp cảnh tượng thú vị đó là hàng trăm pho tượng La Hán tọa lạc bên dòng suối có tên là suối Quan Âm.

Suối Quan Âm có mạch nguồn chảy từ núi mẹ xuống. Nó gợi nhắc cho mỗi người chúng ta về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”

4. Đường đi đến chùa khai nguyên

Nằm cách trung tâm thủ đô khá xa,  khoảng 50km, tuy nhiên đường đến chùa Khai nguyên lại không quá phức tạp. Thông thường, bạn chỉ mất khoảng 1 tiếng hay 1 tiếng rưỡi là đã có thể tới nơi.

Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn cách để tới chùa khai nguyên nhanh nhất, giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian di chuyển.

đường đi chùa khai nguyên ở sơn tây

  • Di chuyển đến chùa Khai Nguyên bằng xe máy:

Nếu đến chùa khai nguyên bằng xe máy, từ trung tâm Hà Nội, bạn đi theo hướng Hàng Bông rồi rẽ lên khu vực Điện Biên Phủ, Kim Mã và đi vào đường Nguyễn Chí Thanh.

Từ Nguyễn Chí Thanh, bạn lên đường Trần Duy Hưng rồi chạy thẳng đại lộ Thăng Long và ra Hòa Lạc.

Khi đến cầu vượt Hòa Lạc, bạn rẽ phải vào hướng quốc lộ 21A, đi thêm 20km nữa thì tiếp tục rẽ phải vào thôn Khoang Sau. Cuối cùng, bạn đi thẳng thêm khoảng 1km nữa là tới được chùa.

  • Di chuyển tới chùa Khai Nguyên bằng ô tô

Nếu di chuyển tới chùa bằng ô tô, quãng đường tới chùa cũng không có nhiều sự khác biệt với việc bạn đi xe máy.

Tuy nhiên, sau khi đi qua khu vực hầm chui Trần Duy Hưng, bạn đi thẳng lên đường cao tốc số 8 để di chuyển với tốc độ cao hơn.

đường vào chùa khai nguyên

Khi đến khu vực cầu vượt Hòa Lạc, bạn tiếp tục rẽ phải theo đường quốc lộ 21A và đi giống với hướng đi của xe máy.

  •  Di chuyển tới chùa bằng phương tiện công cộng

Nếu mới đến Hà Nội lần đầu, chưa thực sự quen đường, bạn cũng có thể di chuyển tới chùa bằng các phương tiện công cộng như taxi, xe bus, grab,…

Với xe bus, bạn sẽ đi theo tuyến 74: Bến xe Mỹ Đình – Xuân Khanh. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý nhắc nhở phụ xe về điểm dừng, tránh bị đi quá, lạc đường.

5. Giá vé vào chùa Khai Nguyên Hà Nội

Chùa Khai Nguyên mở cửa hoàn toàn MIỄN PHÍ, vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thoải mái thăm quan hay hành hương, lễ phật trong chùa.

Ngoài ra, nhà chùa có bãi để xe vô cùng rộng rãi, an toàn, giúp bạn không phải lo lắng về tài sản cá nhân khi vào chùa.

nội điện chùa khai nguyên

Thông thường, nhà để xe sẽ đặt 1 thùng kính đặt ở khu vực soát vé để bạn tùy tâm cúng dường.

Toàn bộ số tiền thu được sẽ phục vụ vào việc trùng tu, xây dựng chùa cũng như phục vụ các hoạt động định kỳ như: Vu lan, lễ phật đản, cúng rằm,…

6. Kinh nghiệm tham quan chùa Khai nguyên

Khi đến chùa Khai Nguyên, ngoài việc được chiêm ngưỡng bức tượng phật có kích thước lớn nhất Đông Nam Á, bạn còn được thăm quan rất nhiều địa điểm khác, bao gồm:

  • Tháp báo ân chùa khai nguyên

Tháp báo ân chùa Khai Nguyên là nơi lưu giữ tro cốt của những tăng ni, phật tử đã quy y tam bảo, với mục đích tri ân những đóng góp của họ cho sự phát triển của phật giáo.

chùa khai nguyên sơn tây hà nội

Tháp được xây dựng vào khoảng cuối năm 2013 với diện tích hơn 100m2 mỗi tầng. Theo như những vị sư của chùa, tòa tháp này có khoảng 3500 tủ lưu giữ tro cốt.

Ngoài ra, nhà chùa luôn bật cái bài giảng về tịnh độ trong tòa tháp, nhằm giúp các tăng ni, phật tử sau khi viên tịch sẽ được về cõi cực lạc, an nhiên.

  • Phật ngọc chùa khai nguyên

Phật ngọc tại chùa Khai Nguyên đã được thầy trụ trì của chùa – Đại Đức Thích Đạo Thịnh sang thủ đô Vancouver của Canada thỉnh về, với mục đích yểm tâm của đại tượng A di Đà.

Có thể nói, phật ngọc được xem như là trái tim của Đại Tượng. Trước đây, sư trụ trì của chùa có ý định đặt phật ngọc bên trái, tầng thứ 11 của đại tượng.

Phật ngọc chùa khai nguyên

Tuy nhiên, điều này có thể gây ra vấn đề khó khăn cho người dân trong việc thăm quan, chiêm ngưỡng vì phải đi bộ hơn 10 tầng cầu thang, đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ.

Vì vậy, thời điểm hiện nay, bức phật ngọc đã được an trí ở tầng 2, phía bên trái của đại tượng.

7. Các hoạt động khác ở Chùa Khai Nguyên

Đương nhiên ngôi chùa nào cũng có mục đích chính là nơi thờ tụng, thể hiện tín ngưỡng của người dân.

Vào những dịp đặc biệt như lễ tết, ngày lễ hội chùa Khai Nguyên, dân chúng đổ về cầu nguyện, hành lễ giải hạn rất đông.

Tuy nhiên, Chùa Khai Nguyên – Tản Viên Sơn Quốc Tự còn có một vài hoạt động khác như:

  • Tổ chức các khóa tu mùa hè:

Đây là một chương trình rất đặc biệt tại chùa Khai Nguyên dành cho đối tượng là học sinh, sinh viên lên chùa học đạo, nghe giảng pháp để tu dưỡng đạo đức.

Các khóa tu mùa hè thường kéo dài khoảng một tháng và mở thành hai đợt trong tháng 6 và tháng 7.

Ngoài ra, chùa còn thường xuyên tổ chức thông bạch cho những người tín ngưỡng đạo Phật.

khoa-tu-chua-khai-nguyen
Khóa tu chùa Khai Nguyên
  • Chữa bệnh:

Chùa Khai Nguyên còn nổi tiếng bởi có những bài thuốc nam bí truyền, có thể chữa nhiều bệnh như bệnh về da, gan, mật,….

Hầu hết những hoạt động đặc biệt như trên đều được chùa cập nhật thường xuyên trên web chuakhainguyen.com

8. Lưu ý khi đi lễ chùa khai nguyên

Khi đến chùa Khai Nguyên, cũng giống như với tất cả những địa điểm tâm linh khác, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

gác khách chùa khai nguyên ở sơn tây

– Giữ gìn trật tự cũng như vệ sinh chung của chùa, không xả rác, hái hoa, bẻ cành, nói tục, chửi bậy.

– Ăn mặc giản dị, không mặc đồ phản cảm, hở hang khi vào chùa.

– Khi chào các nhà sư hay các tăng ni, phật tử của chùa, bạn nên chắp tay và niệm câu “Nam mô A Di Đà Phật” với thái độ kính cẩn.

– Nếu đi từ xa tới, bạn nên chuẩn bị trước một chút đồ ăn nhẹ để chống đói dọc đường.

Đọc thật chậm: Lễ hội Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang- Đường đi, Lễ hội

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *