Home / Di tích / Chùa / Chùa Gia Lào – Thiên đường tâm linh trong lòng núi Chứa Chan

Chùa Gia Lào – Thiên đường tâm linh trong lòng núi Chứa Chan

Chùa Gia Lào là một ngôi chùa linh thiêng cầu phước và còn được người dân ví như là “thiên đường tâm linh trong lòng núi” . Đi chùa cầu phúc vào các dịp lễ, ngày rằm đã và đang trở thành hoạt động tâm linh không thể thiếu trong lòng người con Việt. Ở mỗi một địa phương thường sẽ có một ngôi chùa đặc trưng cho bà con thờ phụng, xin lộc cầu sức khỏe, tiền bạc. 

1. Chùa Gia Lào nằm ở đâu?

Chùa Gia Lào hay còn gọi là chùa Bửu Quang Tự, được hiền sư Bửu Chơn khởi công xây dựng đầu thế kỷ XX.

Chùa được ngự mảnh đất của xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Chùa Gia Lào ở đâu

Chùa sừng sững được dựng dựa vào núi, giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình

Chùa Gia Lào ban đầu là một cốc nhỏ nằm lọt thỏm trong hang đá với dáng uốn lượn như miệng rồng, bởi vậy bà con nơi đặt tên là Hàm Rồng.

Phía sau chùa là đường đi đến đỉnh núi Chứa Chan. Một di tích lịch sử nổi tiếng của huyện Yên Lộc mà bạn cũng nên đến thăm thú.

??? TÌM HIỂU: Chùa Chén Kiểu

2. Đường đi đến chùa Gia Lào?

Nằm cách thành phố Đồng Nai không quá xa (khoảng 40km), vì vậy, bạn sẽ mất khoảng 1 tiếng để có thể di chuyển tới chùa Gia Lào.

Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc các phương pháp để có thể di chuyển đến chùa nhanh nhất, giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian đi lại:

  • Di chuyển tới chùa Gia Lào bằng phương tiện cá nhân:

Với việc di chuyển tới chùa Gia Lào bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,… Từ trung  tâm thành phố Đồng Nai, bạn đi theo quốc lộ 20 rồi rẽ ra đường tỉnh 763.

Sau đó, bạn đi dọc đường tỉnh 763 khoảng 30km thì rẽ phải theo hướng Xuân Lộc – Long Khánh.

Cuối cùng, bạn rẽ phải vào khu vực Suối Đá – Trung Sơn và đi thêm khoảng 1km nữa là tới được chùa.

??? XEM NGAY: Chùa Cái Bầu

đường đi tới chùa gia lào

  • Di chuyển tới chùa Gia Lào bằng các phương tiện công cộng:

Nếu chưa từng đến Đồng Nai, không thực sự quen đường ở đây, để tránh lạc đường, bạn hoàn toàn có thể đến chùa Gia Lào bằng các phương tiện công cộng, có thể kể đến như xe bus, taxi, grab,….

Với xe bus, để tới được chùa, bạn có thể đi theo tuyến xe số 10 (Bến xe Xuân Lộc – Bến Xe ngã 4 vũng Tàu).

Tuy nhiên, khi đi xe bus, bạn nên lưu ý nhắc nhở phụ xe về điểm xuống, tránh để bị đi quá, gây mất thời gian, công sức trong quá trình di chuyển.

??? KHÁM PHÁ: Chùa Lôi Âm

3. Kiến trúc chùa Gia Lào

Mất 2km để bạn đi từ chân núi Chứa Chan đến cổng chùa và khi leo bộ khoảng 300 bậc đá du khách sẽ leo đến một đoạn đường phẳng rợp bóng cây cây xanh.

Đến điểm cây 1 ngọn 3 gốc là suối Tiên mát lành, du khách được thảo sức vốc nước rửa mặt mát lạnh sau một quãng đường leo bộ.

Vượt dốc con dốc thứ 3, ngôi chùa Gia Lào mờ ẩn hiện ra.

Chùa sừng sững được dựng dựa vào núi, giữa khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Điện chính có mái vòm uốn cong bao trùm quanh hang đá hàm rồng.

Tất cả tạo nên một quần thể giữa món quà từ thiên nhiên ẩn hiện trong những hang động, rừng cây trù phú xanh mát trời kết với bàn tay thẩm mỹ của con người.

Tạo cho ngôi chùa một vẻ đẹp hoang sơ mà độc đáo mà yên tĩnh giữa lòng núi Chứa Chan.

Chùa Gia Lào Đồng Nai
Cây Da “3 Gốc 1 Ngọn”

Chùa Gia Lào lạ nhất cả nước bởi vì chùa không đặt hòm công đức. Ngoài ra, chùa cũng vô cùng nổi tiếng với cây đa cao tầm 50m

Sự khác lạ của thân cây gắn với rất nhiều truyền thuyết kỳ bí mà đến bây giờ người dân Đồng Nai vẫn truyền miệng với nhau.

Hay hầm Hinh, một bãi đá gồm những viên đá granite xếp sát nhau tạo nên bức tường dày mà con người không hề nhúng tay vào.

Du khách bên cạnh dâng hương ở chùa Gia Cảnh còn tại cây Da “3 Gốc 1 Ngọn” để cầu sức khỏe, bình an và tiền tài.

♻️♻️♻️ BẠN BIẾT GÌ VỀ: Chùa Phật Cô Đơn

4. Chùa Gia Lào – Địa điểm du lịch lý tưởng

Nơi đây, hàng năm thu hút hàng nghìn lượt người hành hương khắp mọi miền đất nước về đây.

Những cặp vợ chồng hiếm muộn, những người phật tử cầu mong phước lành đã không quản ngại đường núi xa xôi hiểm trở để được lên chùa cầu Phật gia hộ.

Chùa Gia Lào đông đúc nhất vào ngày cuối tuần, du khách có thể di chuyển bằng thuyền trên hồ Gia Ui 

Đi đến khu vui chơi giải trí hồ Núi Le thưởng thức các món ăn đặc sản nơi đây.

Sau khi thưởng thức món ngon, cảnh đẹp của Núi le du khách về lại núi Chứa Chan để viếng chùa Gia Lào ăn bữa cơm chay đạm bạc.

Thử cảm giác thú khi chìm vào giấc ngủ đêm trên võng trong những căn chòi lá đơn sơ ven đường.

Chùa Gia Lào thờ ai
Bàn thờ chính điện của chùa Gia Lào

Sớm tinh mơ, du khách tỉnh dậy để vào chùa thắp hương cúng Phật, nghe tiếng đọc kinh an tịnh, tiêng chuông chùa trong trẻo ban mai.

Và tại đây du khách còn có cơ hội được ăn những cây ăn trái xanh tươi, như: mít, bơ, chôm chôm, chuối, sầu riêng, cam, quýt… tại vườn

Đồng thời, chiêm ngưỡng hàng chục loài hoa kiểng nở rộ tỏa hương bốn mùa và mua được những loại thảo dược quý hiếm của vùng núi.

??? TÌM HIỂU: Chùa Vạn Phước

5. Lưu ý khi đi lễ chùa Gia Lào ở Đồng Nai

Khi tới chùa Gia Lào để thăm quan, vãn cảnh, cũng như hành hương, lễ phật, bạn cần lưu ý kỹ tới một số vấn đề sau đây:

+ Giữ một phong thái lịch sự khi vào chùa. Không nói tục, chửi bậy hay mặc quần áo phản cảm, hở hang,…. Làm mất sự uy nghiêm nơi cửa phật.

+ Trong ban thờ Đức Phật, bạn chỉ được dâng các loại lễ chay, tuyệt đối không dâng lễ mặn.

Chùa Gia Lào

+ Khi vào hay ra khỏi chùa, bạn chỉ được đi ở 2 lối cửa phụ, tuyệt đối không đi theo lối cửa chính.

+ Nếu phải di chuyển xa, tốt nhất, bạn nên mang một chút đồ ăn nhẹ và nước uống để ăn dọc đường.

Muốn rời bỏ thành phố phồn hoa, đông đúc ồn ào, để được cảm nhận sự yên tình của núi rừng và sự bình an trong tâm hồn, thì chùa Gia Lào chính là một địa điểm lý tưởng cho du khách.

Hãy đến nơi đây để tĩnh tại sau những chật vật, lo toan của cuộc sống.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *