Chùa Đồng còn được dân gian truyền tụng là nơi có thể cầu viện được sinh lực của vũ trụ. Nếu ai đã từng đến đây hẳn sẽ hiểu được cảm giác ấy. Không gian mênh mang của vũ trụ có bầu trời, có ngọn núi mờ ảo trong làn mây lững lờ trôi, xa xa còn có biển Vịnh Hạ Long. Cảnh đẹp Yên Tử mãn nhạn mọi con mắt, gột rửa và thanh bạch tâm hồn tạo nên luồn sinh lực mới cho tinh thần mỗi vị thực khách đến đây.
Nội dung bài viết
1. Lịch sử Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời bậc nhất ở Việt Nam, có vị trí đắc địa trên đỉnh non thiêng Yên Tử – Một ngọn núi thuộc TP Uông Bí- Quảng Ninh.
Núi thiêng Yên Tử xưa kia vốn là nơi vua Trần Nhân Tông tu hành ở thế kỉ thứ 13, cho nên có thể nói Chùa Đồng gắn liền với miền đất tổ của Phật giáo Việt Nam.
Chùa có nguồn gốc chỉ là một am thờ do phi tần Chúa Trịnh cho người khởi dựng. Khám thờ có khung được đúc bằng sắt, phần mái, chuông và tượng bằng đồng.
Trải qua mưa nắng nhiều năm, am thờ bị bão tàn phá vào khoảng năm 1970 chỉ còn lại vết tích trên mỏm đá.
Sau đó, năm 1930, chùa được dựng lại bằng bê tông bởi một vị nữ chủ nhang tên Bùi Thị Mỹ (ở Chùa Long Hoa- Uông Bí).
Sau này, các phật tử thập phương cùng góp công đức để dựng lên một ngôi chùa mới ngay cạnh ngôi chùa Đồng bằng bê tông, kiến trúc của chùa mới có dạng hình bông sen nở rất độc đáo.
Năm 2007, hai chùa được hợp nhất và tôn tạo lại như Chùa Đồng hiện nay.
2. Chùa Đồng Yên Tử thờ ai?
Tương truyền chùa Đồng Yên Tử được nhân dân ta coi như đất thiêng tế đàn, nơi cầu mưa thuận gió hòa cho một mùa màng bội thu.
Gắn liền với núi Yên Tử – Là cái nôi của Phật giáo Việt Nam, chùa Đồng là nơi thờ phật với tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Tổ Như Lai.
Ngày nay, cứ mỗi dịp lễ hội Yên Tử thì tăng ni thập phương khắp cả nước lại đổ về đây dâng lễ lên Chùa Đồng Yên Tử và bày tỏ lòng thành kính với đức phật.
Chùa Đồng nổi tiếng linh thiêng, là nơi cầu được ước thấy. Cho nên, người ta còn tìm đến Chùa Đồng cầu bình an, cầu may mắn, cầu duyên, cầu tài,…
3. Chùa Đồng và những kỷ lục thú vị
Kỉ lục ngôi chùa cao nhất Việt Nam
Chùa Đồng như đã nói tọa lạc trên độ cao 1068m của đỉnh Yên Tử, là ngôi chùa nằm ở độ cao hiếm thấy trên thế giới, và là ngôi chùa cao nhất Việt Nam.
Có lẽ cũng chính độ cao này đã góp phần tạo nên giá trị đặc biệt cho chùa Đồng.
Kỷ lục về độ phức tạp
Ngay cái tên Chùa Đồng cũng rất đặc biệt, nó nói lên thứ chất liệu của chùa là bằng đồng.
Với khối lượng hơn 70 tấn đồng, câu hỏi đặt ra cho đội ngũ thi công là làm thế nào để đưa được một khối lượng kim loại khổng lồ như vậy lên đến đỉnh núi để thi công và chế tác?
Giải pháp duy nhất đó là chia nhỏ các chi tiết để dễ dàng vận chuyển từng chút một lên đỉnh núi Yên Tử.
Chính vì thế mà độ phức tạp của chùa Đồng cũng xếp vào hàng kỷ lục thế giới với hơn 6000 chi tiết được ghép vào nhau mà thành.
Kỷ lục công đức
Không phải ngẫu nhiên mà du khách đến chùa Đồng truyền tai nhau về nghi lễ xát tiền vào những chiếc chuông và khánh tại chùa.
Sở dĩ bởi vậy là do ngày đúc chuông, du khách thấp phương về công đức cho chùa như đi trảy hội.
có nhiều người công đức bằng cách thả vào mẻ đúc hàng cân vàng, thậm chí lấy cả nhẫn, vòng, khuyên tai vàng công đức trực tiếp cho việc đúc chuông.
Cho nên những chiếc chuông, khánh tại đây được cho là biểu tượng của tiền tài, may mắn.
4. Tham quan chùa Đồng Yên Tử như thế nào?
Đi bộ lên chùa Đồng Yên Tử
Hành trình leo núi Yên Tử, đi bộ lên Chùa Đồng Yên Tử sẽ khiến mọi du khách phải mãn nhãn với vẻ đẹp nơi đây.
Chuyến tham quan qua con đường núi dài hơn 6km bắt đầu với chùa Giải Oan và cầu Giải Oan.
Tương truyền xưa kia đây là nơi cung nữ vì khuyên ngăn vua Trần trở về thất bại mà gieo mình tại đây tự vẫn để tỏ lòng.
Chùa Giải Oan làm nơi thờ tự những cung nữ đó. Khung cảnh quanh chùa xanh mát màu cây lá, có dòng suối uốn quanh, dòng nước trong veo in bóng cây cầu, có cả âm thanh tiếng suối chảy róc rách.
Qua Chùa Giải Oan, du khách sẽ được ghé thăm am Lò Rèn – gắn liền với với câu chuyện về lò rèn vua Trần dựng lên phục vụ cho những người nông dân xưa.
Rồi tiếp đến là khu tháp Huệ Quang, bên trong có một cây thông già vươn cao ôm lấy lăng Quy Đức – nơi thờ tự vua Trần Nhân Tông.
Ở Giữa lăng là một ngọn tháp lớn – Tháp Huệ Quang.
Tiếp tục lên dọc theo con đường có những cây tùng sừng sững hai bên sẽ đến chùa Hoa Yên là nơi vua Trần tu hành xưa kia, có Hòn Ngọc là nơi đặt mộ các đời trụ trì của chùa Yên Tử.
Đi tiếp lần lượt là đến Chùa Một Mái, tích am Tiền Định, bên canh là dòng suối Long Khê với làn nước trong vắt có thể uống ngay được.
Đi tiếp cuộc hành trình, các bạn sẽ được khám phá khu rừng trúc xanh ngát mắt, thanh tịnh và trong mát hệt như Nguyễn Trãi từng ví đến trong bài thơ Côn Sơn Ca.
Tiếp đến là điểm tham quan sẽ là: Chùa Bảo Sái, Chùa Tây Yên Tử, chùa Lân, An Kỳ Sinh, chùa Đồng và tượng phật hoàng Trần Nhân Tông.
Đi Cáp treo
Với những người có thể lực kém, việc leo 6km đường núi quả là khó khăn. Khi đó việc lựa chọn phương án đi cáp treo là hoàn toàn khả thi.
Các bạn có thể mua vé cáp treo khi đi lên, còn chiều đi xuống có thể đi bộ vãn cảnh.
5. Lưu ý khi tham quan chùa Đồng
Chi phí: chi phí dự trù khi tham quan Chùa Đồng Yên Tử trong ngày bao gồm: chi phí ăn uống khoảng 50,000đ/ suất ăn ( có thể chọn ăn chay hoặc ăn thường).
Nếu đi cáp treo chiều lên với người lớn là 130,000đ/ vé. Ngoài ra, còn có thể có chi phí vào cửa tham quan, chi phí di chuyển từ đền Trình vào Yên Tử.
Vật dụng nên mang theo: Giày leo núi, đồ ăn dọc đường, nước uống, gậy leo núi, bản đồ núi Yên Tử … ngoài ra không nên mang theo nhiều tiền tránh kẻ gian.
Chú ý an toàn trong quá trình leo núi vì nhiều đoạn núi bậc thang bị mòn, nếu đi vào những ngày mưa rất dễ trơn trượt, nguy hiểm.
Đọc thật chậm: Chùa Hoằng Pháp ở đâu- Tìm hiểu Khóa Tu Mùa Hè năm 2018