Chùa Đại Tuệ rung động “tâm người” bởi cảnh sắc đẹp và ý nghĩa tâm linh, cách thành phố Vinh khoảng 27km. Ngôi chùa có công trình kiến trúc đồ sộ, kết hợp sinh động, nhiều ý nghĩa như có thạch ngai, giếng đá cổ, bàn cờ tiên, lầu khánh, lầu chuộng,…
Nội dung bài viết
1. Chùa Đại Tuệ nằm ở đâu
Chùa Đại Tuệ có vị trí: xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
2. Đường đi đến chùa Đại Tuệ Nghệ An
-
Cách đi đến chùa Đại Tuệ bằng ô tô
Chùa Đại Tuệ, bạn có thể đến bằng cách gọi điện dịch vụ cho thuê xe hoặc tự mình di chuyển nếu bạn thích.
Chùa Đại Tuệ cách ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn khoảng 12.9km, cách ủy ban nhân dân xã Nam Anh khoảng 6.7km.
Gợi ý tuyến xe bus 03: Vinh – Nam Đàn – thị trấn Dùng – Đô Lương. Giá vé: 25.000 đồng/ lượt ( tùy trạm dừng).
Lưu ý: Tự quản lý hành trang cá nhân cẩn thận.
-
Cách đi đến chùa Đại Tuệ bằng xe máy
Với chiếc xe máy, bạn có thể tự mình di chuyển đến chùa Đại Tuệ ( sử dụng google map hoặc hỏi đường trước).
Gợi ý đoạn đường cho bạn.
Từ nơi bạn ở, dùng google map đến ủy ban nhân dân huyện Nam Đàn, rồi theo gợi ý sau.
Cách 1: Theo hướng Tây Bắc đi đến QL46A, sau đó bạn tìm đến QL15, rồi đến Nam Thanh. Sau khi bạn đến Nam Anh thì rẽ trái 2 lần, rồi rẽ phải tại đường giao nhau và rẽ phải, cuối cùng rẽ trái sau đó đi thằng đến nơi cần đến.
Cách 2: Theo hướng như trên đến QL46A, dọc theo đến Lê Hồng Sơn, rồi đến Nghi Công Nam ( cũng là điểm đến của bạn).
Lưu ý: Kiểm tra hành trang trước khi xuất phát và nhớ hỏi đường đến kỹ ( từ điểm đến ở xã Nam Anh đến ngôi chùa, tuyến đường chưa có tên).
??? THAM KHẢO: Kiến trúc chùa Bửu Long
3. Lịch sử ra đời chùa Đại Tuệ
Năm 713 ( theo lời tương truyền): Chùa Đại Tuệ được xây dựng, bởi giám sát là Mai Thúc Loan.
Năm 1407: Ngôi chùa được trùng tu lại ( thời nhà Hồ).
Sau đó qua nhiều cuộc binh biến, ngôi chùa bị tàn phá.
Năm 2011: Ngôi chùa được tiến hành xây dựng lại với quy mô rộng ( gồm cả nền cũ và nới diện tích). Tổng diện tích khoảng 20ha, gồm 20 hạng mục.
Ngôi chùa lớn nhất của tỉnh Nghệ An, cũng là nơi đạt nhiều kỷ lục của Việt Nam.
Các kỷ lục đạt được như: Ngôi chùa được xây trên núi với hồ nhân tạo lớn nhất, ngôi chùa có tượng nguyên khối bằng gỗ dâu nhiều nhất, ngôi chùa có câu đối thuần việt nhiều nhất, ngôi chùa có tượng hồng ngọc nhiều nhất.
??? KHÁM PHÁ: Chùa Châu Đốc
4. Kiến trúc chùa Đại Tuệ Nam Đàn
Chùa Đại Tuệ tựa như một “cây cổ thụ” vừa đẹp, vừa hiện đại, vừa mang hình bóng cổ xưa, đang ngự trị trên đỉnh cao nhất của dãy núi Đại Tuệ. Đỉnh cao này, cách so với mặt nước biển khoảng 500m.
Một số điểm nhất trong nét kiến trúc “Tam Thân Phật” của ngôi chùa ( chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng).
-
Ngôi bảo điện trong chùa Đại Tuệ
Ngôi chùa có 4 ngôi bảo điện, trải dài từ chân núi lên đến đỉnh núi ( từ chùa Trình đến chùa Thượng
Mỗi bảo điện có 2 tầng với diện tích khoảng 1200 m2. Đặc trưng nổi bật là bốn góc mái ngôi bảo điện là nét chạm khắc rồng có hoa văn màu xanh ngọc bích.
-
Bảo tháp trong chùa Đại Tuệ
Bảo tháp của ngôi chùa thuộc khu vực chùa Thượng. Bảo Tháp có 9 tầng, cao 32m, nơi thờ vị thất Phật Thế Tôn, Phật Di Lặc, Phật Mẫu Đại Tuệ.
-
Khuôn viên chùa Đại Tuệ
Tổng thể khuôn viên ngôi chùa có các nhà thờ khác như nhà thờ ngũ đế ( khoảng 300m2), nhà kỷ niệm, nhà tổ đường, ….
Ao sen rộng, có hòn sứ nổi, có đình quán như cảnh bồng lai.
Ngôi chùa có cung thờ 5 vị vua như vua Hồ Quý Ly, vua Quang Trung, vua Quang Toàn,…
⚠️⚠️⚠️ NÊN XEM: Chùa Long Hương
5. Chùa Đại Tuệ thờ ai
Chùa Đại Tuệ là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam, có nét đặc trưng tín ngưỡng lớn là thờ Phật Bà Đại Tuệ. Hình ảnh Phật Bà Đại Tuệ, gợi nhắc về trí tuệ của Phật.
Trong kinh sử Phật thì trí tuệ của Phật gồm: Tuệ giác, tuệ kiếm, tuệ tâm, tuệ lực, tuệ nhãn.
Phật Bà Đại Tuệ ( Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa), được làm từ chất liệu đồng đỏ. Tượng phật có chiều cao khoảng 2.3m, bệ rộng khoảng 1.15m, nặng khoảng 1.1kg.
6. Lễ hội chùa Đại Tuệ
Chùa Đại Tuệ, mỗi năm đều diễn ra các lễ hội và có nhiều Phật tử trên cả nước ( cả người nước ngoài) đến tham gia cùng các tăng ni, sư ở chùa.
Một số lễ hội của ngôi chùa.
-
Lễ hội khai bút đầu xuân
Khai bút có thể hiểu là khai chữ, khai tâm, khai trí, ….. Những nét bút đầu tiên của năm mới, cầu nguyện vạn điều tốt lành.
Đồng thời, lễ hội, thể hiện sự quan tâm, đồng lòng đoàn kết và nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa nước nhà.
Lễ hội còn có sự góp mặt của các cán bộ tỉnh và Ban Trị Sự Hội Phật Giáo Tỉnh Nghệ An.
-
Lễ hội đêm trăng rằm
Đại Tuệ tự, thực hiện lễ hội để trao tặng những phần thưởng có ý nghĩa đến người hữu duyên, đặc biệt là các em nhỏ.
Chùa Đại Tuệ như chính cái tên gọi của nó, “Đại” là lớn, “Tuệ” là giác ngộ, gợi nhắc ý nghĩa nhận thức trong đời của mỗi người. Mỗi người có hạnh phúc và nỗi thống khổ không như nhau, mọi thăng trầm rồi cũng qua đi, và đâu là điều chúng ta muốn nhất. Chùa Tuệ Giác luôn mở rộng cánh cửa để chào đón các bạn.
Cảm ơn bạn đã đọc. Dĩ hòa vi quý, tự tại một đời!