Home / Di tích / Chùa / Chùa Đại Tòng Lâm “tiếng nói kỷ lục” trong sách kỷ lục nước nhà thuộc Vũng Tàu

Chùa Đại Tòng Lâm “tiếng nói kỷ lục” trong sách kỷ lục nước nhà thuộc Vũng Tàu

Chùa Đại Tòng Lâm tuy có nhiều công trình đồ sộ nhưng lại hướng nét đẹp về sự đơn giản, bình lặng. Hãy cùng Tienamphu.com tìm hiểu kỹ hơn về ngôi cổ tự này trong bài viết dưới đây.

1. Địa chỉ chùa Đại Tòng Lâm

Chùa Đại Tòng Lâm tọa lạc tại: đường Độc Lập, Phú Mỹ, Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu.

2. Lịch sử hình thành chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu

Chùa Đại Tòng Lâm được xây dựng với quy mô lớn và từng bước trở thành viện Phật Học. Đây là địa điểm để tăng ni khắp mọi nơi trên tổ quốc về cùng nhau học tập, thực hiện sự nghiệp hoằng pháp.

Lịch sử hình thành chùa Đại Tòng Lâm

Hình ảnh Chùa Đại Tùng Lâm

Với sự nỗ lực của các thế hệ trụ trì cùng tăng ni và phật tử, song hành là các nhà đầu tư thì ngôi chùa đã đi vào hoàn thiện theo như bảng kế hoạch định sẵn.

Hạng mục: Ngôi Đại Tự, Tháp Bảo, Tượng Phật Di Lặc lớn, ….

3. Chùa Đại Tòng Lâm giờ mở cửa

Chùa Đại Tòng Lâm có giờ mở cửa: 5h00 – 21h00 (các ngày trong tuần).

chùa đại tòng lâm

Ghi chú: Trong khoảng thời gian nhất định, có sự kiện nào đó, thời gian mở cổng của chùa thay đổi linh hoạt. Chùa nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h00, nên chánh điện và khu tháp đóng cửa trong thời gian nghỉ.

4. Hướng dẫn đường đi đến chùa Đại Tòng Lâm

  • Cách đi đến chùa Đại Tòng Lâm bằng ô tô

Chùa Đại Tòng Lâm nằm ở tuyến giao thông thuận lợi, sử dụng đa phương tiện như xe bus, ô tô, xe du lịch,…

Tuyến số 4, 6, 11, có trạm dừng gần chùa. Lưu ý: Bạn nhớ dừng đúng trạm.

Hướng dẫn đường đi đến chùa Đại Tòng Lâm

  • Cách đi đến chùa Đại Tòng Lâm bằng xe máy

Chùa Đại Tòng Lâm cách Phú Mỹ khoảng 2.5km. Đi về hướng nam vào đường Trần Hưng Đạo, vào đường số 1B, vào đường Nguyễn Văn Linh, đến đường Độc Lập thuộc QL51, đến chùa.

Lưu ý: Bạn nhớ tra google map và kiểm tra đồ dùng trước khi đi.

5. Kiến trúc thiết kế tại chùa Đại Tòng Lâm

Chùa Đại Tòng Lâm được xây dựng trên khuôn viên rộng lớn. Những nét kiến trúc pha trộn giữa nét truyền thống và hiện đại, giữa tinh thần dân tộc và tinh thần giao thoa Phật Học với các nước.

Điểm quan một số điểm nhấn của chùa Đại Tòng Lâm.

  • Cổng Tam Quan và vẻ đẹp uy nghiêm trên đường đến hồ Liên Trì ở chùa

Chùa Đại Tòng Lâm với diện tích hơn 100 ha, được tạo dựng với nhiều hạng mục đồ sộ. Chùa là nơi cầu nguyện linh thiêng và tham quan nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Bộ nói chung, ở Bà Rịa- Vũng Tàu nói riêng.

chùa Đại Tòng Lâm giờ mở cửa

Chúng ta đi dọc theo QL51 hướng về Vũng Tàu, thì chùa nằm ở bên trái con đường.

Ngôi chùa nguy nga tráng lệ, đứng sừng sững chào đón phật tử với cổng Tam Quan lớn, gam màu nhẹ dịu. Màu sắc chủ yếu là xanh đậm từ làng ngói sóng và màu cà phê từ chất liệu đính lên gần như toàn bộ cửa.

Tam Quan thuần tứ trụ, không có chữ hán, chỉ có từ Việt trên bảng hiệu và bên tả hữu của hai cửa phụ: “Trí Tuệ”, “Từ Bi”.

Trên mái đính hoa văn và tượng rộng, vẫn mang nét đặc trưng nhà phật khi gắn bánh xe chuyển pháp luân ở giữa, trên đầu rồng. Điểm nhấn là khung cửa làm từ kim loại, có khắc chữ “Vạn Phật Đại Tòng”.

Qua Tam Quan, đưa đến trong tâm mắt của phật tử là nét đẹp thiên nhiên hữu tình trong cảnh trang nghiêm, yên tĩnh chốn phật môn.

Nhìn từ phía xa xa thấp thoáng bóng dáng của Núi Bồng Lai. Nhìn bên phải lối vào và không thuộc địa phận chùa và nhiều khung cảnh đang “quyện mình” trong tổng thể chung của kiến trúc ở chùa.

tham quan chùa đại tòng lâm

Ở bên phải lối vào khung vực chính là các bức tượng như Di Lặc mỉm cười phúc hậu đang ngự trên đài sen ở tầng trệt của hình tháp.

Tượng phật nằm dưới hiện, tượng khi còn nhỏ của Phật cùng các hậu cận và mẹ của ngài,…

Ở bên trái là tượng Quan Âm tọa lạc trên đài sen và khuôn viên cho gian nhà phụ và nơi gửi xe của phật tử.

Nơi đáng chú ý đầu tiên là hồ Liên Trì, kích thước lớn, với đài phun nước như chiếc vòi rồng, làm dịu đi cái nắng của khí hậu hay “thời tiết” trong tâm mỗi người.

Bộ tượng gồm Đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đạo Thế Trí. Tổng trọng lượng là 580 tấn.

Ở dưới, phía trước có đặt chiếc bàn để tượng khắc họa chân dung lúc nhỏ của Phật, hai bên là hai bình hoa sen.

Ý nghĩa: nói về cơ duyên và sự bảo hộ trong số mệnh của người được tôn kính.

Tiếp đó, đặt lưu hương từ kim loại màu, thuận lợi cho việc thắp nén hương cầu nguyện của phật tử.

  • Đài Di Lặc và chánh điện của chùa Đại Tòng Lâm

Dạo bước qua Liên Trì, theo con đường uốn cong đến chánh điện của chùa Đại Tòng Lâm. Trước chánh điện, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp an lạc, phúc khí nhưng uy nghiêm, gần gũi của tượng Phật Di Lặc ở đài Di Lạc.

Đài Di Lặc và chánh điện của chùa Đại Tòng Lâm

Toàn bộ tầng mái được chống đỡ bởi hệ thống kèo cột trên và 6 trụ cột dưới chia đều khoảng cách.

Mỗi cột đứng từ sàn lên mái được thon thép vàng, chạm khắc rồng uốn lượn, sinh động. Phía trước cửa lên đài là bậc thang đá với hai thành chạm rồng uy nghiêm.  

Xung quanh đài có lan can bao quanh, được xây bằng bê tông cốt thép tô trắng, tạo rào chắn kiên cố.

Từ trần mái của đài đến vách thành của lan can, bệ tượng đều sử dụng liên sen làm hoa văn chủ đạo, kết hợp nét uốn lượn hình sóng tô điểm thêm.

Tượng Di Lặc cao hơn 5m, tọa trên bệ cao hình tứ giác (bệ cao khoảng 2m). Tượng nặng hơn 40 tấn, chế tác từ đá hoa cương.

Từ đài Di Lạc, thuận lối trái dẫn đến cây cổ thụ lâu năm ở chùa, dưới gốc là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang tọa thiền. Tượng được tạo từ đá sứ trắng, sắc thái tôn nghiêm, tĩnh lạc.

Chúng ta cúi đầu trước đấng tôn nghiêm và tiếp bước khoảng sân rộng, kiên trì qua 100 bậc thang sẽ đến được chánh điện.

tìm hiểu chùa đại tùng lâm

Đường lên chánh điện bạn sẽ nhìn thấy 2 pho tượng kỳ lân được làm từ nguyên liệu đá màu, sắc sảo, trầm lắng.

Bên ngoài chánh điện có 2 tượng Hộ Pháp. Phía sau chánh điện có tượng Tổ Sư Đạt Ma.

Đặc sắc là trên các vách của chánh điện có khoảng 10.000 tượng phật cùng kích thước, cỡ nhỏ. Tượng phật nhỏ sử dụng nguyên liệu đồng, bên ngoài mạ vàng.

Đứng từ tầng 2 của chánh điện, phật tử có thể nhìn được bốn phía của chùa (đứng ngoài hành lang nhìn xuống).

  • Vẻ đẹp cổ kính và tôn nghiêm của một số hạng mục ở chùa Đại Tòng Lâm

Trong chùa Đại Tòng Lâm nổi bật với nhiều công trình uy nghi và hài hòa với khung cảnh xung quanh.

Ở khu vực khác trong khuôn viên ở chùa là vườn Cửu Phẩm Cực Lạc, gồm 48 tượng Đức Phật A Di Đà xếp thành hàng, tạo hình từ đá hoa cương mang màu sứ trắng.

Trong số các tượng, có bức tượng lớn, cao 18m (đứng trọng tâm).

tháp trong chùa Đại Tòng Lâm

Phía trước “vườn Phật” là các bức tượng La Hán, với đủ tư thế và biểu cảm được đặt trên khối đá hình tứ phương.

Hàng dài trải tượng La Hán ngăn cách vườn Phật phía sau là hàng cây hình nhọn mũi mác hướng thẳng lên trời cao.

Ở khu vực gần đó, có Đại Hồng Chung đặt dưới mái hiên.

Nếu chúng ta đứng trước tượng Phật lớn ở vườn Phật, khi nhìn bên trái là vườn hoa lớn đủ màu sắc, rồi đến khu Phật Bảo Tháp (xây năm 2014) gọi là “Hiền kiếp thiên Phật Bảo Tháp”.

Khu Phật Bảo Tháp cao 52m, ngang 28m, có 13 tầng nội thất, bên trong tôn thờ khoảng 1.000 tượng Phật trong hiền kiếp.

Đây cũng là nơi rất lý tưởng để vừa ngắm toàn cảnh chùa, vừa ngắm cảnh ở bên ngoài chùa.

  • Trường Phật Học Đại Tòng Lâm và Ni viện thiện hòa ở chùa Đại Tòng Lâm

Hằng năm, chùa tổ chức các khóa học an cư kiết hạ cho phật tử trong tỉnh và cả nước, với thời gian khoảng 3 tháng/ đợt.

quang cảnh chùa đại tòng lâm

Phạm vi gần trường học, có hồ nước nhỏ có lan can bao quanh, bên trong có tượng Bồ Tát Quan Thế Âm Lộ Thiên. Tượng cao 17m, hai bên có tượng chư tăng cúi đầu, chầu bên.

  • Giao thoa mỹ thuật và nghệ thuật ở chùa Đại Tòng Lâm

Chùa Đại Tòng Lâm hòa mình trong hơi thở của thiên nhiên và tiếng chim hót đầu cành. Cùng với đó là tiếng lào xào xạc của cây xanh và âm thanh từ hồ Liên Trì.

Các họa tiết chính sử dụng ở các điểm nối là hoa sen. Biểu tượng phổ biến trong văn hóa truyền thống Việt. 

Nếu đứng từ tầng 2 ở chánh điện, chúng ta có thể cảm nhận được lối kiến trúc hình xoắn ốc của chùa. Các công trình được đặt ở những vị trí phù hợp và bổ trợ nội hàm cho nhau.

6. Lưu ý khi đi tham quan chùa Đại Tòng Lâm

Chùa Đại Tòng Lâm là địa danh nổi tiếng được đầu tư và nhận nhiều quan tâm từ phật tử.

  • Nếu bạn có cơ hội đến tham quan cần tuân thủ bảng quy định dưới đây.
  • Trước khi vào trong chánh điện, thì cần bỏ dép ở bên ngoài.
  • Không được tùy ý quay phim, chụp ảnh ở những khu vực cấm của chùa.

Lưu ý khi đi tham quan chùa Đại Tòng Lâm

  • Tác phong ăn mặc cần theo quy tắc chung “chỉnh tề, gọn gàng”.
  • Không tùy ý xả rác bừa bãi, không dựng xe lung tung.

Chùa Đại Tòng Lâm cách thành phố Vũng Tàu khoảng 32.7km, qua thời gian trở thành và khẳng định giá trị trường tồn trong tín ngưỡng tâm linh của phật tử.

Đồng thời, ngôi chùa là địa danh nổi tiếng ở địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Cảm ơn bạn đã đọc. Tương thân tương ái, kết đồng bạn, trao sự phát triển!

 

Đọc Thật Chậm

Chùa Hưng Long ở đâu

Chùa Hưng Long “trái tim thiện tâm” hơn 1000 năm tuổi ở ngoại thành Hà Nội

Chùa Hưng Long là một trong 8 ngôi chùa được ban sắc lệnh xây dựng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *