Khu di tích Côn Sơn thuộc quần thể Côn Sơn Kiếp Bạc là điểm đến lý tưởng cho những khách du lịch xa gần có nhu cầu đến thăm Hải Dương. Chùa Côn Sơn hay còn có tên gọi khác là Thiên Tư Phúc Tự là điểm đến tâm linh nằm trong khu di tích được nhiều người biết đến.
Nội dung bài viết
1. Tên gọi chùa Côn Sơn bắt nguồn từ đâu?
Thời Trần, chùa Côn Sơn thuộc xã Chi Ngại, huyện Phượng Sơn. Ngày nay, chùa tọa lạc trên địa bàn phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, hướng về phía Đông Nam.
Tên chữ Thiên Phúc Tự của ngôi chùa mang ý nghĩa là ngôi chùa được trời ban phúc lành.
Theo sự tích truyền lại, ngày xưa vùng đất Côn Sơn cây cối um tùm. Người dân gần đấy thường xuyên vào rừng lấy củi đốt làm tro khiến khói bay mù mịt.
Chính vì vậy, người ta còn gọi nơi này là núi Hun. Về sau, tên chùa được đặt theo tên núi.
Một sự tích khác cũng được người dân truyền tai nhau kể rằng:
Đinh Bộ Lĩnh trong quá trình thống nhất đất nước đã sai tướng Nguyễn Bặc dùng kế hỏa công vây bắt Phạm Bạch Hổ làm cả vùng khói bụi mù mịt.
Bắt nguồn từ sự kiện này mà có tên gọi núi Hun và chùa Hun sau này.
??? XEM NGAY: Lịch sử ra đời chùa Vạn Niên mật tông
2. Kiến trúc độc đáo của chùa Côn Sơn
Tam quan ở chùa Côn Sơn
Bước vào chùa Côn Sơn Kiếp Bạc, điều đầu tiên bạn bắt gặp sẽ là một hồ nước nhỏ. Trước đây, hồ nước thuộc dạng tự nhiên góp phần làm tăng thêm sinh khí tươi mới mỗi ngày cho ngôi chùa.
Qua hồ nước và một khoảng sân khá rộng thì bạn đã đến tam quan của chùa, nơi có 3 lối vào.
Trong kết cấu của tam quan được chùa xây dựng không đơn thuần chỉ là tô điểm cho kiến trúc. Mỗi một mái ngói hay thiết kế đều mang những ý nghĩa Phật giáo riêng biệt.
Nhìn chung, tổng thế kiến trúc tam quan của chùa Côn Sơn chứa đựng thông điệp nông nghiệp. Cầu mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa, xin ân trên ban phát sức mạnh để muôn loài, muôn vật đều được trường tồn, hạnh phúc.
Về hình thức, kiến trúc trên vẫn giữ những ý nghĩa truyền thống của nền văn hóa Việt.
Con đường nhất chính đạo
Không hề được dựng xây hay tô điểm. Con đường nhất chính đạo phía sau tam quan là một con đường hoàn toàn tự nhiên, hai bên mọc đầy hoa cỏ dại.
Điều đặc biệt duy nhất bắt gặp ở con đường này chính là hai hàng thông cổ thụ ven đường.
Thông mang ý nghĩa của sự thấu hiểu, tự thân tìm ra được lời đáp cho những câu hỏi của bản thân mình.
Đó là sự tiến bộ tăng dần ở tư duy và nhận thức. Đứng trước con đường này, Phật tử sẽ tĩnh lòng và giác ngộ được nhiều điều cõi trần thế.
?️?️?️ TÌM HIỂU: Chùa Hà hiện đang thờ ai
Tòa gác chuông 2 tầng 8 mái
Cuối con đường thông là hình ảnh tòa gác chuông hiện lên với lối kiến trúc 2 tầng 8 mái mang ý nghĩa thịnh vượng, cầu mưa thuận gió hòa.
Sở dĩ có tên gọi là tòa gác chuông vì trước đây, tầng gác có treo một quả chuông đại hồng chung.Tiếng chuông khi ấy như lời cảnh tỉnh đánh thức những ai đang chìm trong “bể khổ”.
Theo Phật học, tòa gác chuông nơi đây và đại hồng chung có mối gắn kết vô cùng khắn khít.
Mỗi khi tiếng chuông đại hồng chung cất lên thì ngay cả những trừng phạt ở cõi âm cũng đều phải dừng lại, để những linh hồn tội lỗi được ngơi nghỉ.
??? TÌM HIỂU: Truyền thuyết chùa Đậu Hà Tây
3. Hướng dẫn đường đi đến Chùa Côn Sơn Kiếp Bạc
Nằm cách trung tâm thành phố Hải Dương khoảng 35km. Tuy nhiên, đường tới chùa Côn Sơn cũng khá dễ đi.
Bạn chỉ cần di chuyển trong khoảng 1 tiếng là đã có thể tới được chùa.
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các cách đi tới Côn Sơn nhanh nhất, giúp bạn không bị tốn quá nhiều thời gian trong việc đi lại.
-
Cách đi đến Chùa Côn Sơn bằng xe máy, ô tô
Để di chuyển tới chùa Côn Sơn bằng các phương tiện gia đình như xe máy, ô tô,… bạn có thể đi theo tuyến đường sau đây:
Từ khu vực thành phố Hải Dương, bạn đi theo đường Ngô Quyền, tiến ra khu vực Cầu Hàn rồi rẽ phải theo đường Hùng Vương.
Sau đó, bạn di chuyển dọc theo tuyến đường quốc lộ 37 khoảng 30km. Cuối cùng, khi tới khu vực thị trấn Nam Sách, bạn đi thêm 500m nữa là tới được chùa.
Trong quá trình di chuyển, bạn cũng có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như bản đồ, google map,… để tránh việc bị lạc đường khi di chuyển.
-
Cách đi đến Chùa Côn Sơn bằng xe bus
Nếu không thực sự quen đường, bạn cũng thể sử dụng các phương tiện công cộng như: Grab, taxi, xe bus,…. Nhằm giúp quá trình di chuyển trở nên thuận lợi hơn.
Với xe bus, bạn có thể lựa chọn đi theo tuyến xe 208 để tới được khu vực hồ Côn Sơn. Sau đó bạn đi bộ khoảng 200m nữa là tới được chùa.
Lưu ý: Khi di chuyển tới chùa bằng xe bus, bạn nên nhắc nhở phụ cũng như lái xe về địa điểm xuống, tránh bị đi quá, xuống nhầm bến,….
⚠️⚠️⚠️ XEM THÊM: Tổ Đình Phúc Khánh
4. Những tấm bia quý lâu đời ở chùa Côn Sơn
Những tấm bia quý được đặt trước sân chùa đều mang tuổi thọ rất cao, từ tận thế kỉ XIII- XIV. Điểm hấp dẫn của khu vực này là bởi nghệ thuật điêu khắc tinh tế trên mỗi tấm bia.
Cách dựng bia đứng trên lưng rùa, những đường viền hoa cúc hay hình ảnh rồng uốn lượn… đều rất tinh tế và đặc biệt, mang màu sắc cổ truyền công phu.
Theo các nhà nghiên cứu cho hay, lối điêu khắc trên thuộc phong cách Mạc thời Hoằng Định tam niên, năm 1602.
Ngoài ra, tấm bia đề dòng chữ “Côn Sơn tự” được hình thành năm 1607 với hình dáng khó tìm cũng góp mặt trong bộ sưu tập bia quý của chùa.
Riêng nói đến tấm bia “Côn Sơn tự”, từng được chủ tịch nước Hồ Chí Minh chiêm ngưỡng và ca ngợi. Với Người đây là sự tôn trọng văn hóa truyền thống mong muốn các thế hệ sau noi gương, học tập.
Ngoài ra, ở sân chùa còn có hai tấm bia trụ chạm trổ mặt rồng tinh tế như ẩn ý nói về ý nghĩa Phật giáo. Mặt rồng ngang có nét vẻ phóng khoáng với hình dáng như mặt người kèm theo sừng trâu lớn khá khó hiểu.
Tuy nhiên, thân trụ sáu mặt phần nào khiến chúng ta nghĩ đến lục căn, lục trần, lục đạo trong Phật giáo.
Phía sau chùa có hòn non bộ được bày trí như một câu chuyện kể, quanh năm tràn đầy tiếng nước chảy trong xanh, mát mẻ.
??? ĐỌC THÊM: Chùa Kim Liên Hà Nội
5. Chùa Côn Sơn thờ ai
Cũng như với rất nhiều ngôi chùa khác, chùa Côn Sơn có ban chính là nơi thờ Đức Phật Thích Ca Mô Ni.
Bên cạnh đó, chùa cũng sở hữu thêm khá nhiều khu vực linh thiêng khác, có thể kể đến như: Đền thờ cố thi sĩ Nguyễn Trãi, Đền thờ Trần Nguyên Đán, bàn cờ tiên,….
Ngoài ra, vào những dịp đặc biệt trong năm như: Lễ hội chùa, tết nguyên đán, lễ vu lan, phật đản,…
Chùa cũng có rất nhiều hoạt động ý nghĩa, vừa giúp phục dựng những nét văn hóa cổ xưa, vừa giúp du khách hiểu được ý nghĩa cao đẹp của phật giáo trong đời sống.
??? TÌM HIỂU: Kiến trúc chùa Khánh Anh
6. Lưu ý khi đi lễ Chùa Côn Sơn Kiếp Bạc
Khi tới chùa Côn Sơn thăm quan, vãn cảnh, cũng như hành hương, lễ phật,… Cũng như với tất cả các địa chỉ tâm linh khác, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
- Ăn mặc lịch sự, đúng thuần phong mỹ tục, không diện các bộ đồ phản cảm khi vào chùa.
- Nói năng nhỏ nhẹ, không nói tục, chửi bậy, làm ồn ào trong nơi cửa chùa thanh tịnh.
- Không tự tiện lấy bất cứ vật dụng gì của chùa nếu chưa được sự cho phép.
- Khi ra, vào chùa, bạn chỉ được di chuyển theo 2 lối cổng phụ, không được đi bằng cửa chính giữa.
Chùa Côn Sơn với tuổi thọ lâu đời đã trở thành điểm tham quan lý tưởng nhất khu di tích Côn Sơn trong lòng khách du lịch.
Nếu có dịp đến thăm Hải Dương hãy một lần hành hương đến đây để có thể hiểu thêm về ngôi chùa lịch sử này nhé!