Home / Di tích / Chùa / Chùa Cổ Thạch – Vẻ đẹp hoang sơ nhuốm màu huyền bí

Chùa Cổ Thạch – Vẻ đẹp hoang sơ nhuốm màu huyền bí

Một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng phải kể đến khi nhắc tới Bình Thuận chính là chùa Cổ Thạch mang ý nghĩa “đá xưa”, hay còn được phổ biến với tên gọi khác- chùa Hang. Hình ảnh chùa Cổ Thạch ẩn hiện trên đồi núi thấp, ở độ cao hơn 64m so với mặt nước biển sẽ là điểm tham quan hấp dẫn cho du khách thập phương khi có dịp đặt chân đến.

1. Chùa Cổ Thạch ở đâu?

Chùa Cổ Thạch nằm ở  Kdl C. Cổ Thạch xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong,  Bình Thuận.

Đây là ngôi chùa nằm sát ven biển, với khung cảnh nên thơ, giúp bạn có được những giây phút thư thái khi đến chùa để vãn cảnh, hành hương.

chùa cổ thạch bình thuận việt nam
Quang cảnh chùa Cổ Thạch nhìn từ trên cao

Với chiều dày lịch sử hơn 100 năm tuổi và là di tích quốc gia được công nhận vào năm 1996, ngôi chùa từ lâu trở thành một danh thắng nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận.

Bài viết dưới đây sẽ nói về lịch sử và gợi ý những địa điểm tham quan giúp bạn có một chuyến đi thêm thú vị

2. Lịch sử hình thành chùa Cổ Thạch Tuy Phong

Theo lịch sử ghi lại, vào năm 1835- 1836 có một vị Thiền sư Bảo Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế .

Ông đến Bình Thạnh tu đạo, cứu vớt người đời qua khỏi bể khổ dưới triều Nguyễn phong kiến nhiều mâu thuẫn và nhiễu loạn.

Ông đã xây dựng nên Cổ Thạch Tự và trụ trì ở đây 5 năm.

Về sau, để tưởng nhớ vị Thiền Sư này có công khai sơn, hàng năm nhà chùa chọn ngày 25/05 làm ngày giỗ của ông.

Đến nay đã hơn 170 năm trôi qua, trải qua nhiều lần tu sửa, bảo dưỡng.

lịch sử chùa cổ thạch bình thuận

Theo thời gian Cổ Thạch Tự từ một am nhỏ đã mở rộng thêm một số kiến trúc, công trình phục vụ cho người dân trong và ngoài khu vực.

Du lịch chùa Cổ Thạch dần trở thành địa điểm tham quan tâm linh được nhiều người lựa chọn.

??? NÊN ĐỌC: Chùa Hội Khánh

3. Lối vào chùa Cổ Thạch Tuy Phong

Cổ Thạch Tự có lối vào là những bậc thềm đá, dốc, quanh co theo triền đồi, được che phủ bởi bóng cây xanh dọc hai lối đi.

Con đường tổng cộng có 36 bậc thang nối tiếp với nhau bằng những phiến thạch.

Dưới chân bậc thang là hình ảnh đôi rồng uốn lượn với chất liệu xi măng như chào đón khách thập phương đến viếng chùa.

Lọt thỏm giữa những phiến đá cheo leo, chùa như chốn “bồng lai tiên cảnh”  mang những vẻ đẹp làm lay động lòng người.

??? KHÁM PHÁ: Chùa Giác Nguyên

4. Đường đi tới chùa Cổ Thạch Bình Thuận

Nằm cách trung tâm thành phố Bình Thuận khá xa (gần 100km), vì vậy, bạn sẽ tốn kha khá thời gian để tới được chùa.

Tuy nhiên, đường đến đây lại khá dễ đi. Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn các cách đơn giản nhất để có thể đến được chùa Cổ Thạch

  • Di chuyển đến chùa Cổ Thạch bằng phương tiện cá nhân:

Với việc di chuyển tới chùa bằng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô,…. 

Từ khu vực thành phố Bình Thuận, bạn di chuyển lên quốc lộ 28 rồi rẽ vào đường Lê Quý Đôn.

cách đi đến chùa Cổ Thạch

Sau đó, bạn rẽ lên Quốc lộ 1A, đi dọc khoảng 70km thì rẽ phải ra đường tỉnh 176 và di chuyển thêm 10km nữa.

Cuối cùng, bạn rẽ phải vào khu vực làng Cổ Thạch, đi thêm 500m nữa là tới được chùa.

  • Di chuyển tới chùa Cổ Thạch bằng phương tiện công cộng:

Ngoài việc đến chùa bằng các phương tiện cá nhân, nếu chưa từng đến tỉnh Bình Thuận, bạn cũng có thể sử dụng các phương tiện công cộng như: Grab, taxi, xe khách,…. Nhằm tránh tình trạng bị lạc đường.

Với xe khách, bạn có thể đi thẳng các chuyến xe từ TP.HCM đến chùa Cổ Thạch tại khu vực bến xe Miền Đông.

Lưu ý: Khi đi xe khách đến chùa, bạn nên hỏi kỹ lưỡng về chi phí, tránh tình trạng bị các nhà xe chèn, ép giá.

??? CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Chùa An Lạc

5. Kiến trúc của tự nhiên chùa Cổ Thạch

Sở dĩ còn có tên gọi khác là chùa Hang bởi vì hầu hết nhiều điện, am thờ… của chùa được xây dựng trên những phiến đá to hoặc trong các hang đá tự nhiên.

Điều này mang đến một vẻ đẹp hoang sơ rất mới lạ và cực kì thu hút du khách.

Kiến trúc của tự nhiên chùa Cổ Thạch

Phần chính điện của ngôi chùa nằm trong quần thể núi đá tự nhiên.

Những từ đường, nhà tổ, gác chuông, lầu trống, am cốc thờ tự, với những câu liễn phi, hoành đối… Ngày nay vẫn còn được lưu giữ và bảo quản tốt.

Mỗi hang trong chùa Cổ Thạch là nơi thờ một vị Phật, hoặc Bồ Tát, hoặc một vị thiền sư đã qua đời

Cạnh bên đó là các vách đá quanh các hang cũng được tô vẽ ấn tượng mô tả lại cuộc đời của đức Phật cùng các chư vị Bồ Tát.

Hang thờ Tổ là nhà sư Bảo Tang, bên trong hang là tượng đúc hình nhà sư cùng nhiều bài vị thờ phụng những người có công lao đóng góp, xây dựng chùa.

Ngoài ra còn có hang thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề, bên trong là hình tượng Phật có 8 tay cùng nhiều tượng cổ.

Riêng hang Tam Bảo thờ những 23 pho tượng Phật có niên đại lâu năm với nhiều kích cỡ phong phú.

??? KHÁM PHÁ: Kiến trúc chùa Long Hương

chùa cổ thạch chùa hang tuy phong bình thuận
Nhiều điện, am thờ của chùa được xây dựng trên những phiến đá to hoặc trong các hang đá tự nhiên

Hình thể kiến trúc tổng quan của chùa Hang thu hút ánh nhìn của du khách đầu tiên chính là hình tượng “tứ linh”.

Gồm có: Long, Lân, Quy, Phụng mang đường nét kiến trúc tôn giáo, cung đình, ngự trên mái chùa cùng nhiều nơi tôn nghiêm khác.

⚠️⚠️⚠️ PHẢI ĐỌC: Chùa Quan Âm

6. Điểm đặc sắc trong chùa Cổ Thạch vào những ngày lễ

Vào những ngày lễ lớn như: lễ Vu Lan, lễ Phật Đản… hàng ngàn người từ khắp nơi đến viếng chùa, tham dự lễ hội.

Ở một vị trí trên cao, thoát tục, giữa tiếng sóng biển phía xa là tiếng chuông văng vẳng, ngân nga. Đưa con người thoát khỏi những mệt mỏi, muộn phiền từ cuộc sống.

Hai bên ven đường vào những dịp lễ thường bày bán những đồ lưu niệm. Những đồ vật chế tác từ san hô lấy từ bờ biển dưới chân đồi hay những vòng đeo tay, xâu chuỗi… cầu bình an, yên ấm.

chùa cổ thạch tuy phong

Những quán ăn nơi đây cũng bày bán đa dạng và phong phú các món như: bún, cơm, thực phẩm chay, nước giải khát… mà giá thành lại cực kì rẻ chỉ từ 2000- 5000 đồng.

 Chính vì lẽ đó, hàng năm chùa Cổ Thạch đón hơn hàng chục vạn khách du lịch cả trong và ngoài nước.

??? AI CŨNG XEM: Chùa Phước Lâm

7. Bãi đá Cà Dược dưới chân chùa Cổ Thạch

Du khách đứng trên đỉnh đồi của chùa có thể nhìn thấy quang cảnh bao quát các vùng xung quanh.Bên cạnh khung cảnh rừng núi xanh tươi, những căn nhà với kiến trúc mới lạ.

Điều đặc biệt nhất ở đây không thể bỏ qua chính là bãi đá bảy màu chạy dài hơn 1km dưới chân chùa Cổ Thạch.

hình ảnh chùa cổ thạch
Những viên đá bảy màu trãi dọc bờ biển như một tấm thảm khổng lồ

Hàng ngàn viên đá cuội nhẵn thín bảy màu sắc: đen, trắng, vàng, xám, nâu, hồng, tím, sẫm…

Dưới tác động của thủy triều đã mài những viên đá thành vô số những hình thù, hoa văn lạ lẫm trãi đầy bờ biển như một tấm thảm khổng lồ.

Ngoạn mục hơn nữa là những tảng đá phủ đầy rêu xanh sẽ khiến bạn phải trầm trồ vì vẻ đẹp mà chúng mang lại.

⚠️⚠️⚠️ TÌM HIỂU: Chùa Vạn Phật

8. Lưu ý khi tham quan chùa cổ thạch

Với chùa Cổ Thạch, cũng như với rất nhiều địa chỉ tâm linh khác, khi tới chùa, bạn cần lưu ý thật kỹ các vấn đề sau đây:

+ Giữ tác phong lịch sự, ăn mặc gọn gàng, kín đáo, giản dị, không sử dụng các bộ đồ quá lòe loẹt, phản cảm khi vào chùa.

+ Khi đi vào chùa, bạn chỉ được đi theo 2 bên cửa phụ của chùa, không được đi thẳng cửa chính, theo quan niệm phật giáo, cửa này chỉ dành cho đức phật hoặc các vị thần linh.

chùa cổ thạch thầy thím
Lối vào chùa có tổng cộng 36 bậc thang kết nối với nhau bằng những phiến thạch

Ăn nói điềm đạm, không nói tục, chửi bậy hay la hét, gây mất trật tự nơi cửa chùa.

Nếu đến Bình Thuận mà không ghé thăm Cổ Thạch Tự hẳn là một thiếu sót rất lớn. Với khung cảnh nên thơ, huyền bí, mang dáng vẻ tự nhiên lâu đời.

Ngoài ra, chùa Cổ Thạch ở Bình Thuận còn mang ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử và là di tích quốc gia mang nhiều ý nghĩa.

Đây ắt hẳn sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai đang có ý định tham quan du lịch.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *