Chùa Cầu nằm trong lòng khu đô thị cổ Hội An, tạo nên linh hồn cho vẻ đẹp cổ kính nơi đây. Chính bởi vậy mà người ta vẫn nói “Đến Hội An mà không đi chùa Cầu thì coi như chưa đến”. Chẳng vậy mà Chùa Cầu được chọn làm địa điểm thăm quan đầu tiên cho các nguyên thủ quốc gia trong tuần lễ Hội nghị cấp cao APEC diễn ra, và đây cũng chính là biểu tượng được in trên tờ tiền polymer 20 000đ. Vậy cùng tìm hiểu xem ngôi chùa này có gì đặc biệt nhé !
Nội dung bài viết
1. Địa chỉ chùa Cầu Hội An ở đâu?
Chùa Cầu – chùa Nhật Bản (Lai Viễn Kiều) nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Minh An, Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam.
Nằm gọn trong lòng phố cổ Hội An, chùa Cầu là ngôi chùa đã góp phần làm nên giá trị cả về cảnh sắc và văn hóa cho quần danh thắng hỗn hợp.
Chùa Cầu đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Chùa Cầu thậm chí còn rất nổi tiếng về kiến trúc với du khách ngoại quốc, nếu bạn search chùa Cầu theo phiên bản “english” sẽ hiện ra hàng ngàn kết quả với cái tên Japanese Bridge.
Nằm trong khu danh Hội An nên khách du lịch đến đây cũng rất dễ dàng trong việc chọn địa điểm nghỉ chân ở những khách sạn gần đó.
2. Lịch sử và truyền thuyết về chùa Cầu Nhật Bản
Chùa Cầu Hội An hay còn có tên gọi khác là chùa Cầu Nhật Bản. Lý giải cho điều này chính là vì lịch sử của ngôi chùa gắn liền với các thương nhân người Nhật.
Đầu thế kỷ thứ 17, khi những thương nhân người Nhật sang giao lưu và buôn bán hàng hóa tại Hội An phố. Họ đã góp tiền cho xây dựng cây cầu này để thuận tiện cho việc di chuyển.
Khoảng năm 1650, phần chùa mới được dựng thêm tọa lạc ngay trên cây cầu đó và được nhân dân gọi là chùa Cầu.
Còn có một câu chuyện truyền thuyết được dân gian truyền lại đó là chùa Cầu là biểu tượng của thanh kiếm thần đâm vào lưng quái thú Namazu hay còn gọi là Quái Cù.
Theo truyền thuyết của người Nhật thì đây là một loài quái thú khổng lồ.
Thân mình nó kéo dài từ vùng đất của người Ấn, đi qua lãnh thổ Việt Nam và vắt phần đuôi của nó vào đất nước của người Nhật.
Mỗi lần nó vặn mình là lại gây ra động đất sóng thần thảm họa lũ khiến dân chúng Nhật rơi vào lầm than.
Do đó, biểu tượng cây cầu chính là thanh kiếm đâm vào phần lưng con quái thú và rất có ý nghĩa tâm linh với người Nhật Bản.
Chùa còn có một tên gọi khác cầu Lai Viễn Kiều tức cầu để đón khách nơi xa. Đây là tên gọi mà chúa Nguyễn khi đến thăm Hội An đã đặt cho ngôi chùa đặc biệt này.
Sau này, do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, cầu được tu sửa lại nhiều lần.
Do đó các yếu tố văn hóa gốc Nhật Bản hầu như không còn mà lối kiến trúc nghiêng về văn hóa Việt hơn.
Tuy nhiên điều đó cũng tạo nên nét đặc trưng chỉ có ở ngôi chùa này, đó là sự pha trộn văn hóa Việt Nam và văn hóa kiến trúc cổ Nhật bản.
3. Kiến trúc độc đáo chùa Cầu
Vì sao chùa Cầu lại được coi là ngôi chùa độc đáo bậc nhất tại Việt Nam và thậm chí là trên thế giới cũng không có ngôi chùa thứ 2 như vậy.
Chính vì lẽ đó mà người ta còn truyền tai nhau câu nói bông đùa “Nếu bạn đã đi du lịch đến Hội An mà không ghé thăm chùa Cầu thì quả thực bạn đã phí tiền vé máy bay rồi đó”.
Sau đây là những thuyết minh đầy đủ nhất về chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu có lịch sử đã 400 năm nay, tuy nhiên ít ai biết rằng chất liệu của chiếc cầu đó lại là bằng gỗ,
Những tấm gỗ khổng lồ được ghép lại với nhau và đặt khăng khít trên những trụ cầu bằng đá vững chắc có độ dài gần 20m.
Hình dáng cây cầu uốn cong cổ kính tựa như dáng cong mái vòm của cây cầu Pont St. Martin nơi nước Ý xinh đẹp.
Cây cầu là điểm nối hai bên phố phường nằm hai bên của lạch nước nhỏ có dòng chảy hướng ra sông Thu Bồn.
Chùa có kiến trúc đặc biệt còn ở chỗ nó là sự kết hợp hình ảnh của văn hóa Nhật – Việt Hoa.
Đó là hệ quả tất yếu khi chùa Cầu được dựng lên bới người Nhật nhưng lại được tu bổ và sửa chữa bới người Việt.
Phần mái chùa được lợp mái âm dương quen thuộc như bao ngôi chùa khắc của người Việt.
Kiến trúc bên trong Chùa và cây cầu vẫn giữ nguyên chất liệu gỗ son rắn chắc nguyên bản như ban đầu, trên những tấm gỗ có hình chạm khắc tinh tế hình long, phượng,..
Trên tấm cổng gỗ có dòng chữ Lai Viễn Kiều chính là tên chùa Cầu được chúa Nguyễn đặt cho.
4. Những điểm đặc biệt khác tại Chùa Cầu Hội An
-
Mắt cửa bí ẩn
Mắt cửa của chùa được làm bằng gỗ, chạm khắc tinh xảo, đem tới những nét tâm linh, thể hiện vẻ đẹp từ xa xưa của người dân Hội An.
Ngoài ra, những nét chạm khắc của của mắt cửa còn thể hiện khát khao của người dân về một cuộc sống hạnh phúc, yên ấm, tránh được mọi tai họa, rủi ro, điềm xấu,… cho bản thân.
-
Bức Tượng chó & khỉ đá
Theo quan niệm của người Việt cũng như rất nhiều đất nước tại khu vực Á Đông, chó được xem là con vật đem tới nhiều may mắn, có khả năng xua đuổi được tà ma.
Vì vậy, bức tượng chó đá thường được đặt trên các bệ thờ giống như các vị thần linh.
Còn với khỉ đá, bức tượng này được trưng bày tại chùa với mục đích giữ đất, chống lại mọi thế lực xấu. Vì theo dân gian, khỉ đá còn được biết đến với cái tên như: Linh hầu, thần hầu,…
-
Nơi Thờ Bắc Đế Trấn Võ
Bắc Đế Trấn Võ được là vị thần bảo hộ của đất Hội An, người mang đến niềm vui, hạnh phúc, thể hiện niềm khát vọng rực cháy mà con người đã gửi gắm vào vùng đất này.
5. Đường đi tới chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu là một công trình nằm trong quần thể di tích phố cổ Hội An. Vì vậy, nếu bạn đi du lịch theo tour Đà Nẵng – Hội An là sẽ được các hướng dẫn viên đưa tới địa điểm tâm linh này.
Nếu đi du lịch tự túc, bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy để đến đây.
Đường đi đến chùa khá đơn giản, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 30km, bạn chỉ cần dọc bãi biển Mỹ Khê theo đường Trường Sa, đến Lạc Long Quân.
Sau đó rẽ phải vào đường Hai Bà Trưng đi thẳng thêm 5km là đến trung tâm phố cổ Hội An.
Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị bản đồ, google maps,… kết hợp với việc hỏi đường để tránh bị lạc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tới đây bằng các phương tiện công cộng như: Taxi, xe bus, grab,… nếu chưa thực sự quen đường.
Với Xe bus, bạn có thể bắt tuyến 01 đi từ trung tâm Đà Nẵng tới Hội An. Thông thường, để di chuyển đến chùa với phương tiện này, bạn sẽ mất khoảng thời gian từ 70 đến 80 phút.
4. Chùa Cầu Hội An Quảng Nam thờ vị thần nào?
Một nét đặc sắc chỉ có ở chùa Cầu: chùa mà không thờ phật. Điều này hoàn toàn trái ngược với tất cả những ngôi chùa bình thường.
Bởi lẽ, chùa vốn là nơi thờ phật, đó là quy luật bất di bất dịch. Thế nhưng chùa Cầu không thờ Phật mà thay vào đó, trong chùa thờ tượng Bắc Đế.
Cũng theo quan niệm người Nhật xưa, thì đây là vị thần bảo vệ dân làng, vị thần của niềm vui và hạnh phúc, vị thần nâng đỡ và biến những khát vọng của con người thành hiện thực
6. Lưu ý khi tham quan Chùa Cầu
Khi tới Chùa Cầu, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
+ Thời điểm tốt nhất để tới Chùa Cầu là tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, đây là thời điểm mùa khô, thời tiết nắng ráo, thoải mái, rất thích hợp với mọi hoạt động thăm quan, du lịch.
+ Không làm ồn, nói tục, chửi bậy, giữ gìn trật tự khi tới chùa.
+ Trước khi vào chùa, bạn chú ý ăn mặc kín đáo, gọn gàng. Tránh mặc đồ hở hang, phản cảm.
+ Sau khi thăm quan Chùa Cầu, bạn có thể tới 1 số địa điểm du lịch khác của Hội An như: Khu vực phố cổ, biển An Bàng, rừng dừa Bảy Mẫu,…. Để tận hưởng hết được vẻ đẹp nơi đây.
Chùa Cầu là điểm đến “nhất định phải đi” của mọi du khách khi đến Hội An – Quảng Nam. Là nơi để bạn chiêm ngưỡng một lối kiến trúc và cả những nét văn hóa độc đáo chưa từng thấy ở một chùa khác.
Đọc tiếp: Chùa Đồng Yên Tử – Khám phá ngôi Chùa nhiều kỉ lục bậc nhất