Chùa Ba Vàng ở đâu? Chùa thờ ai? Đi Chùa Ba Vàng cầu gì?, Chùa có đặc sản gì, đi chùa bằng xe khách có được không…. Là một trong những thắc mắc thường gặp của rất nhiều du khách đang có dự định đi thăm vãn cảnh chùa. Sẽ không để quý độc giả chờ lâu nữa, câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi
Nội dung bài viết
- 1. Chùa Ba Vàng ở đâu
- 2. Lịch sử chùa Ba Vàng
- 3. Trụ trì chùa ba vàng là ai
- 4. Ý nghĩa tên chùa ba vàng
- 5. Chùa ba vàng mở cửa đến mấy giờ
- 6. Phương tiện thường dùng để đến Chùa Ba Vàng
- 7. Thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch chùa Ba Vàng
- 8. Chi phí thăm quan thắng cảnh
- 9. Đặc sản chùa Ba Vàng có gì?
- 10. Đi chùa Ba Vàng ăn ở đâu
- 11. Văn khấn chùa ba vàng
- 12. Lưu ý đi chùa ba vàng và yên tử
1. Chùa Ba Vàng ở đâu
Chùa Ba Vàng hay còn có tên khác là Bảo Quang Tự, là một trong những ngôi chùa đẹp nhất tại Quảng Ninh và có chính điện lớn nhất tại nước ta
Chùa nằm trên núi Thành Đẳng, P. Quang Trung, Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh
Hiện nay, các chuyến du lịch của các du khách khi đến với Chùa Ba Vàng đều được gắn thêm cụm từ “du lịch tâm linh”.
Những người đến chùa Ba Vàng hiện nay không chỉ là đi lễ cầu tài lộc, bình an, may mắn mà còn để thăm quan phong cảnh
2. Lịch sử chùa Ba Vàng
Trước đây ngôi chùa Ba Vàng được thiết kế và xây dựng hoàn toàn bằng gỗ. Chùa được khởi công lần đầu vào năm Ất Đậu (1706).
Theo thời gian, chùa đã bị hư hỏng và dột nát nhiều, sau nhiều lần được tu bổ và sửa chữa lại.
Tới nay ngôi chùa đã trở nên khang trang và to đẹp hơn, thu hút hàng vạn khách thập phương tới thăm quan mỗi năm
Giống với các ngôi chùa khác ở miền Bắc, Chùa Ba Vàng Quảng Ninh được thiết kế dạng 3 gian: gồm gian thờ phật, Mẫu, Đức Ông và 1 gian hậu cung.
Đặc biệt Chùa Chính (Đại hùng bảo điện) đúng với cái tên được thiết kế bề thế và to lớn nhất với kiến trúc 2 tầng.
Các pho tượng pháp ở trong chùa đều được làm bằng các loại gỗ có kích thước vô cùng to lớn: Điển hình như tượng Quan thế âm bồ tát, tượng Tam thế, tượng Phật A di đà, tượng Ông Thiện, ông Ác…
Chùa Ba Vàng đã trải qua 4 lần tôn tạo và sửa chữa lại mới có được vẻ đẹp hoàn mỹ như ngày nay.
Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh thì ngôi chùa được xây dựng trên diện tích 22ha.
Tổng vốn đầu tư ban đầu là gần 300 tỷ đồng, nguồn vốn chủ yếu tới từ sự thành tâm cúng dường của các Phật tử các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
Chính điện chùa Ba Vàng được thiết kế vô cùng tinh xảo, phần mái vòm được thiết kế đặc biệt mang đậm dấu ấn kiến trúc chùa cổ xưa.
Ở phía sau chùa là một số phòng sinh hoạt ăn uống của các vị tăng ni trong chùa như: trai phòng, thiền viện, lầu chuông…
Các công trình đều được thiết kế rất to đẹp tạo điều kiện thuận lợi có các du khách ở xa tới chùa có thể ở lại nghỉ ngơi, hành lễ, tụng kinh và dùng cơm chay với nhà chùa.
Ngoài ra, chắc hẳn ai tới chùa Ba Vàng cũng sẽ đều nghe qua sự tích này đó là: Nếu ai đó uống được nước ở trong giếng sẽ luôn có một sức khỏe cường tráng, không lo bệnh tật.
Điều kỳ lạ là chiếc giếng này chưa bao giờ cạn nước. Vậy nên, mỗi du khách đã từng tới chùa đều mong muốn 1 lần được uống nước ở giếng này để cầu mong sức khỏe, tránh xa được bệnh tật.
Cho đến nay vẫn chưa rõ thực hư sự tích đó ở Chùa Ba Vàng là đúng hay sai. Chỉ biết rằng, nếu mỗi chúng ta không tự ý thức rằng nên có một lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn thì dù có uống bao nhiêu nước giếng cũng sẽ là không đủ
3. Trụ trì chùa ba vàng là ai
Trụ trì chùa Ba Vàng là thầy Thích Trúc Thái Minh, ông là người đã đóng góp rất nhiều công sức trong việc xây dựng cũng như trùng tu ngôi chùa này.
4. Ý nghĩa tên chùa ba vàng
Chùa Ba Vàng hay còn được biết đến với cái tên Bảo Quang Tự được dịch ra là “Ánh Sáng Quý”.
Với ý nghĩa này, trụ trì cũng như các sư tăng trong chùa luôn mong muốn ánh sáng từ phật pháp sẽ được lan tỏa tới khắp nơi. Giúp chúng sinh có một cuộc sống no ấm, hạnh phúc hơn.
5. Chùa ba vàng mở cửa đến mấy giờ
Vào các ngày bình thường, chùa Ba Vàng mở cửa từ 7h00 đến 20h00, giúp du khách, phật tử có thể thoải mái đến chùa vãn cảnh, cũng như hành hương, lễ phật.
Tuy nhiên, vào các dịp lễ lớn trong năm như Tết nguyên đán, lễ Vu Lan,… Nhà chùa có thể sẽ mở cửa sớm và đóng cửa muộn hơn 1 chút để đón lượng du khách rất đông trong những ngày này.
Ngoài ra, vào những dịp như vậy, bạn cũng có thể được tham gia các hoạt động vô cùng ý nghĩa tại chùa. Có thể kể đến như: Nghe sư thầy thuyết giảng về lẽ sống, làm lễ phóng sinh,…
6. Phương tiện thường dùng để đến Chùa Ba Vàng
Nếu muốn tới tham quan chùa Ba Vàng, Quảng Ninh bạn có thể đi bằng ô tô, xe máy hoặc xe khách:
Bạn có thể đến tham quan Chùa Ba vàng theo Tour, tự túc đi xe máy hoặc ô tô
Nếu gia đình bạn có xe riêng thì sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần định vị vị trí của Chùa trên bản đồ là hoàn toàn có thể di chuyển tới được
+ Di chuyển bằng ô tô:
Ngoài ra, bạn cũng có đi lễ chùa Ba Vàng bằng xe khách từ các bến xe ở Mỹ Đình, Lương Yên, Gia Lâm đều sẽ có tuyến tới Chùa Ba Vàng.
Lưu ý: Bạn nên bắt các chuyến xe có biển Hà Nội – Quảng Ninh được treo ở mui xe, cũng như hỏi rõ ràng về giá vé, cũng như thời gian đến nơi.
Tránh trường hợp các tài xế di chuyển lòng vòng bắt khách khiến cho chuyến du lịch tới Chùa Ba Vàng của bạn bị gián đoạn.
Giá vé trung bình giao động từ 95.000VND- 110.000VNĐ/vé/người.
Khi xe bạn đã tới được Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh thì bạn cần gọi một chiếc Taxi (Chi phí chỉ giao động khoảng 55.000 VNĐ) khác để tiến thẳng vào chùa.
Bạn hoàn toàn không phải leo đi đi thăm quan chùa Ba Vàng
+ Di chuyển bằng xe máy:
Nếu bạn là người thích đi Phượt (xê dịch) cũng như không quá vướng bận về thời gian và muốn dừng lại ở chụp ảnh, check in tại một số địa điểm trên tuyến đường tới Chùa Ba Vàng thì xe máy là sự lựa chọn số 1.
- Nếu bạn xuất phát từ trung tâm Hà Nội thì cần chạy theo hướng Cầu Chương Dương
- Tiếp tục chạy thẳng qua Nguyễn Văn Cừ sẽ tới được Bắc Ninh
- Lúc này bạn chạy dọc theo QL 18 là sẽ tới được chùa 3 vàng
Lưu ý: Hãy trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết và kiểm tra lại xăm, xe, thay dầu, bơm lốp , lắp đủ gương chiếu hậu 2 bên, và mang các giấy tờ xe cần thiết trước khi lên đường.
Tránh trường hợp xe gặp trục trặc giữa đường không thể di chuyển
7. Thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch chùa Ba Vàng
Thông thường, hàng năm Chùa 3 vàng sẽ băt đầu mở hội vào ngày mồng 8 âm lịch. Nếu bạn đi đúng ngày là tốt nhất, tuy nhiên sẽ phải đối mặt với tình trạng biển người đổ về ngôi chùa ngày
Nếu dịp đầu xuân bạn vướng mắc nhiều công việc và chưa lên sắp xếp được thời gian thì cũng không cần quá lo lắng.
Ngày 9/9 Âm Lịch hằng năm cũng được xem là thời điểm thu hút rất nhiều phật tử và du khách tới chùa tham dự lễ Hội hoa cúc chùa Ba Vàng.
Đây được xem là ngày tết đã có từ rất lâu theo văn hóa của người Việt còn có tên gọi khác là Tết Trùng Dương.
Hiện ở nước ta có hàng ngàn đơn vị khai thác du lịch lữ hành có tổ chức các Tour ngắn ngày (1- 2 ngày) để hỗ trợ các du khách đi tham quan, vãn cảnh chùa đầu năm
Ngoài ra Chùa Ba Vàng cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu theo từng tháng. Các bạn trẻ sẽ được nghe các thầy và sư trụ trì trong chùa Giảng Pháp.
Giúp các bạn sớm hình thành nhân cách và một tâm hồn đẹp, một nền tảng tâm lý vững chắc hơn trong tương lai khi phải đối diện với những khó khăn.
Đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc
8. Chi phí thăm quan thắng cảnh
Chùa Ba Vàng được mở cửa tự do, du khách hành hương tới chùa hoàn toàn không phải trả bất kỳ chi phí phát sinh nào.
Chùa 3 Vàng cách núi Yên Tử khoảng 10 cây số. Nếu bạn đã lựa chọn vãn cảnh theo hình thức tour du lịch kết hợp 3 vàng, Yên Tử thì sẽ mất thêm chi phí đi cáp treo
Giá vé người lớn khứ hồi có mức giá: 280.000 VND
Giá vé người lớn 1 chiều : 100.000 VND
Đối tượng không mất vé: Trẻ nhỏ có chiều cao < 1,2 m, Người cao tuổi (> 70 tuổi).
Nên mang theo CMNĐ để đối chiếu, những thương binh có công với cách mạng (Nên đem theo thẻ thương binh)
9. Đặc sản chùa Ba Vàng có gì?
Quảng Ninh có rất nhiều đặc sản nổi tiếng, được du khách thập phương rất ưa chuộng như:
-
Rượu mơ Yên Tử:
Loại rượu này đã nổi tiếng từ rất lâu bởi vị ngọt thanh và thơm mát của rượu sau khi được ngấm với từng trái mơ.
Chỉ cần nhấp môi thôi là nhớ nhau cả đời. Rượu mơ có tác dụng rất tốt đối với đường ruột giúp thúc đẩy quá trình tiêu góa cũng như giải tỏa căng thẳng lo âu.
Điều trị hiệu quả chứng mất ngủ kinh niên. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng vừa phải không nên quá lạm dụng, mỗi bữa ăn chỉ nên uống 1-2 chén
-
Con ngán:
Đây được xem là một trong những loại đặc sản nổi tiếng chỉ có ở Quảng Ninh. Ngán thường được chế biến thành rất nhiều món như: Nấu cháo, nướng..
Và đặc biệt Ngán ngâm rượu là món đồ uống nổi tiếng không thua kém thì rượu mơ Yên Tử , nhiều người ví von đây là món rượu mà bất kỳ người đàn ông nào cũng nên thử một lần trong đời
-
Chả mực:
Về chả mực thì đây là món ăn tương đối phổ biến và thông dụng. Tuy nhiên, khác với các tỉnh thành khác trên cả nước, ở Quảng Ninh, những miếng chả được làm từ những chú mực tươi ngon câu được từ dưới biển.
Đảm bảo được độ tươi ngon tuyệt đối cùng phong cách ướp gia vị chỉ có ở người Quảng Ninh đã tạo cho món ăn có sự riêng biệt so với các vùng miền khác.
Khi ăn chả mực bạn nên kết hợp với một chút bia và có thể dùng kèm với một chút xôi trắng sẽ rất tuyệt vời.
Những hạt xôi mềm dẻo kết hợp với những miếng chả mực giòn dai, thơm béo sẽ hớp hồn bất kỳ du khách nào
-
Bánh gật gù:
Nếu thoáng nhìn qua, rất nhiều người sẽ lầm tưởng bánh gật gù là bánh cuốn.
Tuy nhiên lại không phải vậy, bánh được tráng mỏng như bánh cuống nhưng khi ăn hương vị lại giống phở.
Nhưng độ dai lại cao hơn rất nhiều do người nghệ nhân làm bánh đã pha trộn thêm một chút cơm nguội vào trong quá trình xay bột.
Bạn nên ăn loại bánh này khi còn nóng để cảm nhận đầy đủ vị ngon của loại bánh này
-
Sá sùng:
Sá sùng còn có tên gọi khác là sâu biển, giun biển là một trong những loại hải sản nổi tiếng thường gặp ở tỉnh Vân Đồn, Quảng Ninh.
Sá sùng có giá trị kinh tế rất cao thường được dùng làm thuốc hoặc thức ăn. Có thể kết hợp trong các món xào, rang hay nấu canh.
-
Gà đồi Tiên Yên:
Là gà có nguồn gốc từ huyện Tiên Yên. Đây là đặc sản nổi tiếng bậc nhất tại Quảng Ninh , từ lâu đã gắn liền với các câu ngạn ngữ “Lợn Móng Cái- Gái Đầm Hà- Gà Tiên Yên”.
Gà thương phẩm có chất lượng rất cao, do được chăn nuôi tự nhiên 100% nên thịt gà vô cùng thơm ngon, da giòn, sau khi luộc da gà có màu vàng bóng nhãy.
10. Đi chùa Ba Vàng ăn ở đâu
Để đảm bảo an toàn vệ sinh, cũng như tiết kiệm chi phí bạn nên chuẩn bị một số đồ ăn ở nhà để ăn trên đường đi.
Nếu bắt buộc phải ăn ở các hàng quán trước cổng chùa thì nên hỏi giá trước tránh để xảy ra những xung đột không đáng có ở nơi cổng chùa.
Ngoài ra, đi lễ chùa quý phật tử tốt nhất là nên sử dụng các món đồ chay, hạn chế sử dụng các thức ăn mặn.
11. Văn khấn chùa ba vàng
Bài văn khấn cúng dưới đây quý vị có thể áp dụng khi đi cúng lễ ở bất cứ ngôi chùa nào vì đây được đánh giá là bài văn cúng thông dụng được dùng nhiều nhất khi đi lễ chùa
12. Lưu ý đi chùa ba vàng và yên tử
Khi đi chùa Ba Vàng, Yên Tử hay bất cứ một địa chỉ tâm linh nào, bạn cần rất lưu ý một số vấn đề sau đây:
+ Về trang phục, bạn cần mặc các bộ đồ giản dị, không diện quần áo quá lòe loẹt, hở hang, phản cảm khi vào chùa.
+ Không đi vào chùa theo lối cửa chính giữa, đây được xem là lối của đức Phật, thần linh, bạn chỉ có thể ra, vào theo 2 lối cửa 2 bên.
+ Không ăn nói thô tục, gây mất trật tự ở trong chùa.
+ Tuyệt đối không tự tiện lấy đồ lễ của chùa mang về nhà.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin liên quan tới chùa Ba Vàng Quảng Ninh. Chúng tôi tin chắc rằng khi tới đây bạn hoàn toàn cảm thấy xứng đáng khi thưởng ngoạn những cảnh đẹp từ ngôi chùa trăm năm tuổi này.
Rất hy vọng quý độc giả sẽ có những buổi tu tập và vãn cảnh thú vị ở chùa Ba Vàng,