Chùa Bà Châu Đốc An Giang là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng bậc nhất xứ nam bộ. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người người nhà nhà lườm lượp kéo về cầu bình an, xin tài lộc,… Tuy nhiên ít ai trong số đó biết được những câu chuyện thú vị xung quanh nguồn gốc của ngôi chùa. Bài viết sau đây sẽ lý giải tất cả những câu chuyện ấy và đưa ra cho các bạn những kinh nghiệm trong dịp hành hương về chùa Bà Châu Đốc An Giang.
Nội dung bài viết
1. Tiểu sử về chùa Bà Châu Đốc An Giang
Chùa Bà Châu Đốc An Giang ở đâu?
Chùa Bà Châu Đốc 1 hay còn gọi là chùa Bà Chúa Xứ có địa chỉ ở chân núi Ngọc Lãnh Sơn – Núi Sam- Châu Đốc tỉnh An Giang.
Tuy nhiên, cần phân biệt chùa Bà Châu Đốc An Giang với hai ngôi chùa khác là Chùa Bà Châu Đốc 2 và 3.
Chùa Bà Châu Đốc 2 nằm ở huyện nhà bà – TP Hồ Chí minh, còn chùa Bà Châu Đốc 3 có địa chỉ ở quận 9.
Đường đi đến chùa Bà Châu Đốc 1
Nếu xuất phát từ trung tâm TP An Giang, các bạn có thể đi đến chùa Bà Châu Đốc theo đường tỉnh 945 và quốc lộ 91 đến Tân Lộ Kiều Lương.
Sẽ có hướng dẫn chỉ đường đến chân núi Sam – nơi tọa lạc chùa Bà Châu Đốc.
Những du khách đến từ xa, tốt nhất các bạn nên tham khảo những tour du lịch trọn gói đến chùa Bà Châu Đốc để có được những chỉ dẫn tận tình nhất.
Hoặc tập hợp thành nhóm và thuê xe khách đến chùa, hiện nay phục vụ xe đi chùa Bà Châu Đốc có nhà xe khách Phương Trang dịch vụ rất tốt.
Đặc biệt, con đường đến chùa Bà Châu Đốc phải băng qua sông mới có thể đến đích được.
Du khách chắc hẳn sẽ nhớ trải nghiệm đi chùa bằng phà tại Châu Giang – phú Hiệp.
2. Truyền thuyết về nguồn gốc chùa Bà Châu Đốc An Giang
Truyền thuyết kể rằng xưa kia, trên đỉnh núi Sam có bức tượng bằng sứ tạc hình một bà lão hiền lành, phúc hậu.
Người dân trong vùng coi bà như thần và thờ tụng trên đỉnh núi.
Nhưng đầu thế kỉ 18, tượng Bà Chúa Xứ tỏ ra rất linh ứng, người dân địa phương bảo nhau đưa tượng bà xuống chân núi để tiện cho việc hương khói và thờ cúng.
Nhưng kỳ lạ là cả làng huy động hết thảy những thanh niên cường tráng nhất nhưng vẫn không thể nhấc nổi tượng bà.
Khi đó, có điềm báo rằng chỉ cần có 9 cô gái đồng trinh là có thể đem được tượng bà xuống núi.
Quả nhiên là thật, tượng bà được chuyển xuống nhưng đi đến chân núi thì lại không thể di chuyển thêm được nữa.
Từ đó, vị trí chân núi Sam người ta dựng miếu thờ bà Chúa Xứ hay nhiều người vẫn gọi là chùa Bà Châu Đốc.
Bởi lẽ đây thực chất là ngôi miếu nhưng lại có quy mô tầm cỡ như một ngôi chùa.
3. Tượng Bà Chúa Xứ – Bà Châu Đốc do đâu mà có?
Chùa Bà Chúa Xứ xuất hiện trên đỉnh núi Sam từ khi nào vẫn còn là một câu hỏi lớn, kể cả với các nhà khảo cổ học.
Theo kết quả khảo cổ của một nhà khảo cổ người Pháp thì tượng Bà Chúa Xứ rất có thể là vết tích cổ của nền văn hóa Óc Eo ở cuối thế kỉ thứ 6.
Và thực chất đây là bức tượng tạc một người đàn ông được tạc bằng đá son bởi người Khmer cổ, nó mang giá trị nghệ thuật và lịch sử rất lớn.
Minh chứng thêm cho điều này đó là lớp đá trầm tích được dùng làm bệ đỡ cho tượng Bà Châu Đốc cũng không phải là loại đá có thể tìm thấy ở địa phương.
Đây là một loại đá có màu xanh đen rất hiếm thấy.
Còn việc tại sao pho tượng lại bị mất đi một bên cánh tay thì được giải thích như sau: xưa kia, khi những tên trộm cổ vật tìm đến đây.
Chúng muốn lấy đi pho tượng nhưng không thể nhấc lên được nên đã tức giận và quật gãy một bên cánh tay tượng.
Do đó, tượng chùa Bà Châu Đốc là pho tượng có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam hiện nay.
4. Kiến trúc chùa Bà Châu Đốc An Giang – miếu Bà Chúa Xứ
Từ khi được chuyển xuống chân núi Sam, chùa Bà Chúa Xứ đã trải qua rất nhiều lần tu sửa.
Từ chỗ ban đầu chỉ là ngôi miếu bằng gỗ tre rồi được tu sửa lại bằng gạch hồ năm 1970. Đến những năm 60 của thế kỉ trước người ta mới dựng lại miếu bằng đá và lợp ngói âm dương.
Từ đó về sau ngôi miếu liên tục được tôn tạo và mở rộng để có được diện mạo mới rộng rãi và khang trang thành chùa Bà Châu Đốc như hiện nay.
Nhìn tổng thể, ngôi chùa có kiến trúc dạng hình tự là “quốc”, phần mai có kiến trúc 3 tầng với góc viền cong vút hình đầu rồng, khối tháp hình bông sen.
Vào phía trong, có thể nhận thấy lối kiến trúc Ấn Độ là chủ đạo. Những bức tượng thần lớn có dáng dấp vạm vỡ đưa bàn tay khỏe khoắn ra đỡ lấy những đầu kèo phía trên.
Những hình vẽ trang trí trên tường và khung cửa đều được gia công tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhất cùng với rất nhiều câu đối và những bức hoành phi trang nghiêm.
Chính giữa điện chùa Bà Châu Đốc chính là bức tượng Bà Chúa Xứ. Xung quanh được bố trí bàn thờ Hội đồng, thờ Cô, thờ Cậu, …
Phía sau tượng bà là 4 chiếc cột cổ từ thời khởi nguyên xây chùa vẫn còn giữ lại.
5. Lễ hội chùa Châu Đốc An Giang
Lễ hội Vía ở Chùa Bà Châu đốc diễn ra vào dịp từ 23-27/4 âm lịch hàng năm. Trong ngày hội chính là vào 25/4 âm lịch.
Đây là một lễ hội rất đặc sắc và đã được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia.
Trong dịp lễ hội Vía du khách sẽ có dịp tham gia chứng kiến nhiều nghi lễ trang trang trọng mà duy nhất chỉ có ở đây như: lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc, lễ túc yết,…
Ngoài ra, dịp lễ hội Vía hay dịp đầu xuân năm mới chùa Châu Đốc đều đón đoàn người hành hương rất đông đến đây cúng khấn vái, cầu lộc, cầu làm ăn phát đạt, mua may bán đắt,…
6. Kinh nghiệm cho du khách đến hành hương chùa Bà Châu Đốc.
Cũng chính bởi sự linh thiêng của chùa Bà Châu Đốc mà nơi đây rất nhiều vấn nạn tồn tại, lời khuyên cho du khách khi đi hành hương tại chùa đó là:
+ Không thuê lễ vật của những “tay cò lễ” ở cổng chùa để đưa vào chùa viếng thần linh.
Thật vậy ở đây có những tiểu thương hành nghề cho thuê lễ vật, du khách sẽ trả tiền để được mang lễ vật đó đi cúng lễ, nhưng rồi lại phải trả lại khi hành lễ kết thúc.
Thế rồi, lễ vật ấy lại được đem cho người khác thuê. Như vậy, việc hành lễ chẳng phải trở nên vô nghĩa sao?
+ Không mua đồ lễ trước của chùa
Không mua bất kì thứ gì được chào bán ở khu vực gần cổng chùa, bạn sẽ rất dễ bị chặt chém với mức giá cắt cổ.
Tốt hơn hết, du khách nên chuẩn bị hương nhang hay lễ vật như hoa quả bánh kẹo từ nhà, hoặc nếu cần thiết thì mua tại những cửa hàng và phải hỏi giá thật kỹ.
Tuyệt đối tránh mua hàng của những người mời chào bán rong ở ngoài. Vì ngoài việc bị chặt chém với giá cao, bạn còn có thể bị những “kẻ ăn xin” đeo bám.
+ Chú ý Trang phục đi lễ
Ăn mặc lịch sự và tránh cười nói quá to, vì đó những điều kiêng kỵ khi đi hành hương nơi cửa phật.
Đề phòng những kẻ “ban lộc”. Thật vậy, chùa Bà Châu Đốc có một vấn nạn đó là những kẻ “ban lộc”.
Bạn sẽ bất đắc dĩ mà phải nhận túi quà nhỏ hay vật cúng lễ gì đó mà họ cố tình dúi vào tay bạn rồi viện cớ là “trả lễ” mà đeo bám đòi “món tiền lễ” đó.
Những kẻ này sẵn sàng văng lời tục tĩu nếu số tiền “trả lễ” mà chúng nhận được ít.
Đến chùa Bà Châu Đốc An Giang tốt nhất bạn chỉ nên mang theo một số tiền vừa đủ chi tiêu trong chuyến đi và không đem theo những vật dụng trang sức đắt tiền.
Vì trong lúc đông người rất dễ bị kẻ gian lợi dụng mà móc túi hay cướp giật. và nếu có đem theo túi, ví thì cần giữ cẩn thận.
Chùa Bà Châu Đốc An Giang vào những dịp lễ hội hay đầu xuân năm mới rất đông khách đến hành hương.
Cả ngày khách lườm lượp ra vào có khi đến hàng ngàn người nên khó tránh khỏi cảnh chen lấn, xô đẩy.
Cho nên, nếu muốn hạn chế tình trạng này các bạn có thể căn chỉnh thời gian để đến chùa hành hương vào buổi sáng sớm.
Mách bạn một địa chỉ nghỉ chân, nhà nghỉ cho những du khách từ xa đến cần tìm khách sạn nghỉ chân.
Các bạn có thể lựa chọn khách sạn có view rất đẹp nằm trên sườn núi Sam, đó là khách Sạn Victoria Núi Sam có khuôn viên tuyệt đẹp.
Trên đây là bài viết về chùa Bà Châu Đốc An Giang hay còn gọi là miếu Bà Chúa Xứ, một ngôi miếu rất linh thiêng.
Qua đó bạn đọc có thể có cái nhìn toàn diện đúng đắn hơn về lịch sử, những câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết li kì và thú vị xoay quanh nguồn gốc ngôi chùa này.
Thêm nữa những kinh nghiệm khi đến hành hương tại chùa Bà Châu Đốc An Giang chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích có một chuyến đi ý nghĩa.
Đọc thật chậm: Chùa núi Châu Thới tx Dĩ An, Bình Dương- Đường đi, Kinh nghiệm du lịch