Chùa An Lạc cách thành phố Hải Phòng khoảng 8.7km, là căn cứ quân sự trọng điểm trong những năm kháng chiến. Hiện nay, ngôi chùa là một trong những di sản văn hóa của Việt Nam. Chùa An Lạc, rời xa những ồn ào thị phi của chốn đô thành, trả lại sự an nhiên cho tâm người.
Nội dung bài viết
1. Chùa An Lạc ở đâu
Chùa An Lạc có vị trí: số 902, đường Tôn Đức Thắng, P. Sở Dầu, Q.Hồng Bàng, Hải Dương.
2. Đường đi đến chùa An Lạc
-
Cách đi đến chùa An Lạc bằng ô tô
Chùa An Lạc, đi đến chùa có nhiều hình thức di chuyển như tự lái ô tô, thuê dịch vụ xe, đi theo đoàn du lịch,
Ngôi chùa cách ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng khoảng 1km, cách ủy ban nhân dân phường Sở Dầu khoảng 650m.
Gợi tuyến xe bus 01:. Giá vé: 7.000 đồng/ lượt.
Lưu ý: Hỏi kỹ trạm dừng và giá vé; nhớ tự quản lý tư trang cá nhân.
-
Cách đi đến chùa An Lạc bằng xe máy
Chùa An Lạc, bạn đến đó với chiếc xe máy, để trải nghiệm và dừng ở đâu tùy thích.
Bạn dùng định vị google map để đến nơi cần đến. Gợi đoạn đường sau cho bạn ( xuất phát từ thành phố Hải Phòng).
Cách 1: Theo hướng Nam đi 122 Đình Đông, sau đó vào đường Nguyễn Văn Linh/QL5, đi thẳng và đến chùa An Lạc.
Cách 2: Theo hướng 122 Đình Đông đến Lạch Tray, sau đó theo Bạch Đằng và đường Hùng Vương đến đường Tôn Đức Thắng tại Sở Dầu. Bạn đến được ngôi chùa.
Cách 3: Như cách 2 đến Lạch Tray, qua P. Tô Hiệu, đến Hàm Nghi, rồi đi dọc theo Bãi Sậy và Hồng Bàng đến đường Tôn Đức Thắng. Ngôi chùa nằm bên phải.
Lưu ý: Kiểm tra cẩn thận hành trang trước khi đi và nhớ tuân thủ luật giao thông.
??? XEM NGAY: Chùa Bổ Đà ở đâu
3. Lịch sử ra đời chùa An Lạc
Vào thời nhà Trần (1226 – 1400), chùa An Lạc được xây dựng ( theo lời truyền lại).
Khoảng từ năm 1885 – 1995: Ngôi chùa được xây dựng lại, vì bị tàn phá trong chiến tranh.
Sau đó, ngôi chùa tiếp tục bị hủy trong kháng chiến, nên theo quyết định số 290/QĐ-UB, ngôi chùa được xây lại.
Vào ngày 30/04/1994: Chùa An Lạc tiến hành xây dựng, trên khuôn viên Đình chùa An Lạc cũ.
Hiện nay ( năm 2020): Ngôi chùa đã hoàn chỉnh, là điểm đến của nhiều Phật tử.
♻️♻️♻️ NÊN ĐỌC: Chùa Pháp Vân Hà Nội
4. Kiến trúc chùa An Lạc
Chùa An Lạc ( Đình Chùa An Lạc), thuộc khuôn viên rộng có diện tích khoảng 3000m2.
Một số điểm nhấn trong kết cấu kiến trúc của ngôi chùa.
-
Cổng Tam Quan chùa An Lạc
Cổng Tam Quan của ngôi chùa có kiểu cổ lầu là nơi không chỉ “đón chào” người hữu duyên, còn là nơi gác chuông ( treo gác).
Cổng có mái theo kiểu xếp tầng, như lối kiến trúc của hầu hết các cổng Tam Quan ở các đình chùa trong nghệ thuật cổ truyền cũ của Việt Nam.
Từ mặt đất, chúng ta qua các bậc thang ( cầu thang hai bên nhánh cửa phụ), để lên gác chuông. Từ trên cổng Tam Quan, mọi du khách có thể chiêm ngưỡng gần như trọn cảnh của ngôi chùa.
-
Ngôi Tam Bảo chùa An Lạc
Chùa An Lạc có ngôi Tam Bảo theo hướng chính Tây, nơi thờ Phật và chư vị La Hán. Ở Tam Bảo, xung quanh vách tường là hình chạm khắc họa tiết thần thánh, cao tăng.
-
Tòa Điện Phật trong chùa An Lạc
Tòa điện Phật là kiến trúc chính của chùa An Lạc. Điện Phật được thiết kế, xây dựng theo mẫu chữ “Đinh”, gồm 3 gian tiền đường, 2 gian hậu cung.
Toà tiền đường, có kiểu chồng dầm 2 tầng 8 mái. Mái lợp ngói vảy rồng
-
Khuôn viên chùa An Lạc
Bước qua cổng Tam Quan là khoảng sân rộng, có hồn hoa (ở giữa có tượng Phật Quan Âm đúc màu sứ trắng đứng trên đài sen).
Phía bên trái là ba gian thờ mẫu và phòng nghỉ của các tăng ni.
??? KHÁM PHÁ: Lễ Hội Chùa Trầm
5. Chùa An Lạc thờ ai
Trong khuôn viên chùa An Lạc, có đình An Lạc.
Đình là nơi thờ cụ Nguyễn Quý ( người có công xây dựng ấp An Chân), cùng với cụ Trình Vinh và Nguyễn Túc ( hai vị tướng thời Trần, có công lớn trong cuộc chiến với địch tại sông Bạch Đằng).
Ghi chú: Vị trí cũ của ngôi chùa có tên là làng An Lạc, tổng An Lạc, huyện An Dương, tỉnh Kiến An. Khoảng 1925, 1926, làng An Chân đổi tên thành làng An Lạc.
⚠️⚠️⚠️ XEM THÊM: Giờ mở cửa vào tham quan chùa Linh Quy Pháp Ấn
6. Lễ hội chùa An Lạc
Chùa An Lạc, thường tổ chức các lễ hội trong năm, là dịp để các Phật tử cả nước cùng nhau hội ngộ, đàm đạo và cầu nguyện.
Những lễ hội lớn, thường có sự tham gia của Ban Trị Sự Hội Phật Giáo thành phố Hải Phòng.
Một số lễ hội của ngôi chùa: Lễ vu lan ( Mùa báo hiếu), lễ cầu nguyện năm mới ( Xuân đến), lễ hội tết trung thu, lễ Phật Đản,…
Chùa An lạc với lối kiến trúc cổ điển, in dấu đậm vào lịch sử Việt hình bóng thăng trầm của quân và dân ta, kết quả hôm nay là cả một quá trình phấn đấu.
Ngôi chùa có hình thái thể hiện không xa hoa, mỹ lệ, chỉ đơn giản, bình dị trong khuôn viên rộng.
Cảm ơn bạn đã đọc. Vạn dặm đường dài, đâu mới là giá trị vĩnh hằng!