Home / Văn hóa & Tôn Giáo / Khám thờ là gì? Ý nghĩa của Khám Thờ

Khám thờ là gì? Ý nghĩa của Khám Thờ

Là một hiện vật tương đối hiếm trong các di tích, về tinh thần, khám thờ như làm tăng thêm ý nghĩa thâm nghiêm của thần. Những khám thờ sớm nhất hiện biết được đã có niên đại vào thế kỷ XVI, đó là khám thờ Từ Đạo Hạnh ở chùa Thầy, khám thờ ở chùa Bà Tấm (Dương Xá Gia Lâm) và ở Văn Miếu. Chúng ta đã gặp khá nhiều khám thờ với nhiều dạng khác nhau của thế kỷ XVII, như ở chùa Bút Tháp (Thuận Thành – Hà Bắc), ở đền Lạch Bạng (Tĩnh Gia – Thanh Hóa), ở đền Lê Đại Hành (Thọ Xuân – Thanh Hóa), ở nhiều ngôi đền thuộc huyện Ba Vì (Hà Tây) và ở nhiều nơi khác… nhất là ở các điện thờ như điện Mẫu.

Tìm hiểu về Khám thờ

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, khám thờ là sản phẩm bắt nguồn từ Trung Hoa. Một 30′ nhà nghiên cứu khác, chuyên tâm về kiến trúc cổ đã ngờ rằng: khám thờ được bắt nguồn từ “am thờ” trong kiến trúc. Có thể lấy dẫn chứng là những bộ phận thờ thành hoàng trong những ngôi đình, đến cổ như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến (Ba Vì – Hà Tây). Những ngôi đình này có gốc hình chữ nhật, nơi thờ được thực hiện trên sàn cao nối từ phần cột cái phía trong của gian giữa vào tới cột quân. Hầu như mọi chỗ thờ thành hoàng kiểu này đều được bưng kín, trong đó thường có ngai, bài vị và một số đồ thờ tương ứng …, đôi khi có cả tương. Dựa vào chức năng và hình thức đó nhiều người dễ liên tưởng tới cái khám. Cũng có thể nghĩ rằng khám thờ được coi là thế giới linh thiêng trong linh thiêng, nơi đó hội tụ một tinh thần thánh thiện cao viễn. Trong nhiều trường hợp khám thờ mang tư cách như một ngôi nhà nhỏ để hội tụ vào đấy những tinh hoa của nghệ thuật.

khám thờ đẹp

Khám thờ chùa Thầy với đỉnh mang hình thức như một quả lôi, nó gần gũi với lọ nước Cam Lồ, bốn phía đặt cân xứng bốn đường diềm khiến kết cấu bao ngoài mang dáng của trái bầu. Tâm của cả hệ thống là một búp sen. Từ đỉnh chạy xuống là hệ thống bốn mái mui luyện với diềm lá sòi nổi nhau. Nhìn chung diềm mái được kéo thẳng, dưới mái là hệ thống ván bưng đứng, tì lực trên bốn xà đai, từng cặp đầu các xà kết với nhau theo mộng ngoàm, rồi chạy ra, được chạm thành hình đầu rồng. Hiện tượng các xà đại nhô đầu ra ở bốn góc của kiến trúc, với hiện vật tìm được ở tháp Chương Sơn (Ý Yên – Nam Định), ở chùa Bối Khê và ở tháp Phổ Minh (Nam Định), chúng ta có thể khẳng định nó có từ thời Lý. Có thể phần ván bưng ở khám chùa Thầy đã được thay nên chúng không tương xứng. Dưới xà đai lại là một hệ thống bôn mái cong kiểu mui luyện, khiến chúng ta như cảm thấy khám mang tư cách như một kiến trúc, ít nhiều chịu sự chi phối bối tư tưởng Dịch học (có thể tạm nghĩ khám đồng nhất với Thái cực mái trên – dương, mái dưới – âm, bốn phía tương ứng với Tớ Tượng, tám mái tương ứng với Bát quái. Tính chất này có thể cũng đồng nhất với gác chuông chùa Điềm Giang ở Hoa Lư – Ninh Bình – với niên đại gốc cũng vào thế kỷ XVI).

Dưới lớp mái thứ hai cũng có hệ thống xà đai với đầu chạm rồng tương tự tầng trên, nhưng đáng quan tâm hơn là hệ thống đấu củng (con sơn – đấu ba chạc kép) liên kết giữa xà đai với ván lót dưới mái. Ở đây chúng như gợi ý về một kết cấu của kiến trúc cổ, mà bóng dáng của nó đã gặp trên kiến trúc của thời Lý và thời Trần. Dưới hệ thống xà đai này là một đường diềm hoa dây kết bởi các vân xoắn theo phong cách Mạc. Nếu các góc của xà đai mái trên tì lực lên “cột cái” thì bốn mái dưới có góc xà đai tì lực lên cột quân góc. Hệ thống tường bao được tạo dưới hình “ván đố”, được liên kết quanh bốn cột trong. Các ván của “đô” ” được trang trí hoa văn bổ ô mắt cáo hình chữ thập và hình lục giác to nhỏ ken nhau. Trong các ô lớn là những hoa văn chữ thập cách điệu. Hiện tượng này phần nào cũng tương tự như hoa văn trên tháp gạch cùng thời ở Chí Linh và Đông Triều (Hải Dương). Mặt trước cũng được bổ 6 ván đố tương tự, trong đó hai ván giữa được biến thành cửa với mũ cửa nhô ra theo kiểu “ô văng” chạm rồng chạy theo các cạnh của cửa. Cửa khám được làm theo kiểu bức bàn chém hai góc trên, mỗi cánh đều chạm một rồng chạy từ đỉnh cửa xuống rồi ngóc đầu chầu vào quả lôi ở giữa, phần dưới được chạm phượng với những nhành cây cách điệu theo kiểu cây thiên mệnh (chỉ có cành, không lá).

khám thờ gia tiên

Bao quanh hệ thống cột ngoài là lan can, ngoài bốn trụ góc mỗi mặt được chia thành bốn khoảng bằng cách bổ ba trụ nhỏ, liên hệ giữa các trụ là hệ thống xà kép ba, phần giữa xà thượng và xà trung để thủng, giữa xà trung và xà hạ lắp ván bưng chạm thùng hoa cúc và vân xoắn, mang hình thức điển hình của nghệ thuật thời Mạc. Phần dưới là tai cột chạm vân xoắn và đao, tạo hình cánh gà ôm lấy hai bên cột. Đế của khám là một đài sen với ba lớp ngửa rõ ràng theo phong cách Mạc, và một lớp úp đầy chất cách điệu. Thân đế được bưng ván, có bổ trụ để mỗi mặt chia thành ba ô, mỗi ô cũng trang trí hình hoa cúc và những vân xoắn cách điệu, ở đây có một hiện tượng đặc biệt rất đáng quan tâm là các hình trang trí không phải được chạm thẳng lên mặt gỗ mà chúng được làm bằng sơn then trộn mạt cưa lẻn vào khuôn rồi dán vào mặt gỗ. Đế của khám được làm cong hình lợi chậu và có kết cấu kiểu chân quỳ dạ cá, đồng thời là một hợp thể của các vân xoắn lân trong một bố cục cân xứng.

Khám ở đền Bà Tấm phần nào tương tự như khám ở Văn Miếu, mang nhiều dáng dấp của kiến trúc với bốn mái kiểu mui luyện, các cột góc khá cao và cũng đội hệ thống xà đai cùng khá nhiều đấu cùng ba chạc. Mặt trước của khám được bổ của bức bàn, với y môn (áo cửa) chạm rồng chầu hoa cúc. Đây là những con rồng mang phong cách Mạc rõ rệt. Mặt sau của thân khám phần trên bổ ba ô nằm ngang, hai ô đầu chạm hoa cúc cách điệu, ô giữa chạm rồng trong khung tròn (tròi), ngoài lồng khung vuông (đất). Rồng phảng phất phong cách của rồng thời Lê sơ. Những mảng chạm khác cũng được làm rất kỹ với những hoa cúc và vân xoắn dưới dạng tay mướp. Đây là một chiếc nhang án khá đặc biệt, ngoài giá trị nghệ thuật nó còn giúp nhiều cho việc nghiên cứu về kiến trúc thời Mạc.

khám thờ thần tài

Khám ở thế kỷ XVII tuy vẫn được chạm trổ rất kỹ song bố cục của nó đã giảm bớt yếu tố kiến trúc mà mang tư cách như một am thờ. ở đền Lạch Bạng (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) chiếc khám được làm dưới dạng mui luyện dài, kết cấu mặt trước và sau tạo nên dáng dấp của một bộ vì “vỏ cua”, tạo những “hoành” giả. Bộ vì này được thể hiện theo kiểu bưng kín bằng ván, mang tư cách như một trán bia. Dưới “vì” là hệ thống xà đai nhô đầu theo kiểu thời Mạc. Song, các bộ phận này được chạm trổ kín đặc với đề tài mặt trời, đao mác, rồng … khiến cho người ta bị hút vào nghệ thuật điêu khắc mà quên đi nghệ thuật kiến trúc. Phần thân của khám được chạm trổ rất kỹ dưới dạng bổ ô lớn với các đề tài quen thuộc như rồng và hoa cỏ thiêng, những đường diềm với sự lặp đi lặp lại của đấu cũng đã chuyển hóa sang tính chất trang trí, hoặc những đường diềm chạm nửa bong nửa nổi đề tài hoa thiêng cách điệu hay hàng cánh hoa sen .v.v… Sự “thao diễn” của nghệ thuật chạm khắc đã tạo cho những chiếc khám của thế kỷ XVII mang nét cao .sang, trang trí gần như kín đặc, song các đề tài luôn luôn chuyển đổi, nên nó không bị rối mà trở nên khá vui mắt.

khám thờ phật

Khám của thời kỳ sau, nhất là dưới thời Nguyễn, có nhiều dạng, có cái rất lớn chạm trổ công phu, với mặt trước không chỉ có một y môn và một bộ cửa, mà đôi khi tạo thế tầng tầng lóp lớp như ken nhau, cũng có khám lại được làm hết sức đơn giản, nhỏ bé, được kết hợp bởi mấy tấm ván trơn sơn màu đỏ. Song nhìn chung ít có khám mui luyện, mà thay vào là ván trần thường làm chéo xuống từ trước ra sau … Chiếc khám thờ lớn khá điển hình là ở đền Dầm (Thường Tín – Hà Tây). Khám được đặt ở trung tâm hậu cung, nơi ngự của Mẫu Thoải, người xưa đã phô diễn nghệ thuật chạm trổ với nhiều đề tài chi tiết ở khắp ba mặt của khám, với một lòng thành kính đặc biệt. Đó là những lớp rồng chầu và hoa lá cách điệu mà các tín đồ đạo Mẫu đã đồng nhất gọi là “trướng rủ màn che” … Kiểu khám như nêu trên cũng còn gặp ở nhiều điện Mẫu khác. Vào thời kỳ này người ta thường nghĩ không gian trong lòng khám chứa đựng sức linh nhất định, đồng thời nhận thức của con người có cởi mở hơn nên nhiều nơi đã làm khám, mà điển hình như ở chợ Viềng (Nam Định), ít nhiều nó trở thành một thứ hàng hóa trong sinh hoạt tâm linh dân dã, để rồi chiếm vị trí trang trọng trên bàn thờ tổ tiên của nhiều gia đình.

Bài vị

Thông thường bài vị được đặt trên ngai hoặc trong khám. Bố cục của bài vị ở phía trên là một ván gỗ kết hình lá sòi hoặc hình tròn, bổ sung bằng cách viền ngoài mép là những vây răng cưa (kiểu vây rồng), mặt thân có nhiều lớp trang trí bổ dọc, cân xứng hai bên, ôm lấy một mặt phẳng chính, hình chữ nhật dài, ở giữa để ghi chữ như kiểu câu đối.

Chiếc bài vị sớm nhất, hiện được biết, là của đình Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), cao hơn lm, chia làm ba phần. Phần trên cùng là một mảnh ván hình bầu dục đặt chéo ra phía trước, mặt sau sơn đỏ, mặt trước kết hình lá sòi, bao quanh là đường diềm răng cưa lớn, tiếp tới có một đường chỉ kép nham nhấn mạnh dáng lá sòi, rồi cuộn lại thành hai vân xoắn lớn ở bụng lá để một phần bông cúc mãn khai. Chính tâm của đề tài là một mặt trời dưới dạng bầu dục, hiện tượng này cũng đã gặp trên nhiều bia của thời Lê sơ và Mạc ở Văn Miếu (Hà Nội), bao quanh mặt trời là hệ thống vân xoắn tương đối lớn, từ đó bay ra những đao như tiền thân của đao mác (một hình thức trang trí phổ biến của nghệ thuật thế kỷ XVII). Viền theo mép lá là đôi rồng lộn đuôi lên tận đỉnh, đầu chạy xuống, rồi chầu vào giữa. Rồng thoáng nét như rồng đắp trên những cây đèn gốm được xác nhận vào thời Mạc.

Phần thân của ngai với diềm trang trí ngoài cùng là một đường vây, như ở phần trên, bao lấy một diềm trang trí kết hình dạ cá. Trên mặt của dạ cá đó chạm rồng chạy xuống rồi ngóc đầu chạy vào giữa, điểm xuyết phía dưới là những vân xoắn lớn. Kiểu thức vân xoắn lớn chiếm không gian nổi bật như vậy là phong cách phổ biến của thời Mạc. Cũng như nhiều nhang án của các thời sau, phần này thường mở chéo sang hai bên. Tiếp vào trong là một, hai diềm giật cấp nô! đến phần chính của bài vị dưới dạng một mặt chữ nhật phẳng. Đỉnh của mặt này cũng chạm rồng dưới dạng hồi long, hai bên đều chạm “đố” rồng chầu mặt trời (hình bầu dục). Đặc điểm của những con rồng này rất dễ nhận ra niên đại bởi những đao mảnh dài bay ra từ mắt, từ khuỷu rồi lượn nhẹ đè lên thân. “Đố” trung tâm là một mặt phẳng sơn đỏ được thiếp vàng một dọc dài, ở chính giữa, để làm nền cho hàng chữ Hán ghi danh xưng về thần.

tìm hiểu về bài vị

Đế của chiếc bài vị này có nhiều lớp phần nào theo kiểu đế tượng và ngai. Nhìn chung các bài vị của thời sau cũng có bố cục gần như tương tự, có lúc chuyển hóa thân phía sau tạo nên mặt cong lòng máng với những trang trí đầy đao mác. Song, hầu như phần trên đã chuyển thành hình tròn và ở thế kỷ XVII giữa phần trên và phần dưới có độ thót chưa lớn, vẫn tạo nên một dáng ấm áp. Sau thế kỷ XVII, nhất là vào cuối thời Nguyễn, cổ của bài vị được làm thót nhỏ, tạo nên sự phân cách hai phần trên dưới rõ rệt, đồng thời diềm ngoài của bài vị với những vây có tỷ lệ lớn hơn khiến ít nhiều dáng của bài vị như có nét gai góc.

Trên bàn thờ, nhiều khi tùy theo công trạng và uy đức của vị thần, hay từ nhận thức có vẻ như ngẫu nhiên mà đã có những đồ thờ riêng. Như ổ chùa Quảng Bá (Hà Nội) bày một lọ hoa gỗ với hoa lá sen nhằm nói lên ý nghĩa của Phật đạo. ở đây hoa và lọ cùng một thân gỗ. Mở đầu từ trên miệng lọ là một hai chiếc lá sen được biểu hiện rõ những đường gân mà theo nhà chùa là tượng cho tám vạn tư pháp môn chảy về dòng chính pháp, ở giữa là một cụm cuống hoa và cuống lá, được nhà chùa giải thích là những gạch nổi của thế giới thanh tịnh xuống kiếp đời ô trọc, nó còn mang ý nghĩa chuyển tải dòng nước cam lồ vào cõi nhân gian, nhằm diệt trừ phiền não. Phần trên có bông sen nở tượng cho nhân quả, cho vẻ đẹp thánh thiện của nhà Phật, điểm xuyết bằng những nụ và lá nhỏ cũng đầy yếu nghĩa về đạo pháp.

Tại những ngôi chùa ở phía nam, nơi bàn thờ các vị tổ chùa còn gắn hai bên góc phía trước của nhang án hai mái chèo lớn, có trang trí chút ít để chuyển hóa sang thành hiện vật mang tính nghệ thuật. Các nhà sư cho biết rằng tăng là những ông thầy, nên mới gọi là sư, có trách nhiệm giáo hóa chúng sinh bằng Phật pháp như một người chở đò đưa chúng sinh vượt qua bến đời, bến mê về miền bi ngạn (miền giác ngộ).

ĐỌC THÊM: Thiền trượng & Đồ bát bửu

Đọc Thật Chậm

chữ đức đẹp

Chữ Đức và những ý nghĩa trong từng nét bút

Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về hình ảnh những ông đồ già, người xin …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *