Home / Phong Thủy / Cột cờ Hà Nội- Lịch sử hình thành & những câu chuyện xoay quanh

Cột cờ Hà Nội- Lịch sử hình thành & những câu chuyện xoay quanh

Hà Nội có đường Điện Biên Phủ mà dân gian thường gọi nôm là phố Cột Cờ, vì trên phố này có một cột cờ, mà lẽ ra phải gọi theo tiếng Hán Việt (nhưng đã Việt hoá) là Kỳ Đài cho trang trọng, đúng với tầm vóc của nó.

Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm nào

Kỳ Đài là một di tích lịch sử thiêng liêng, đã được Nhà nước xếp hạng, nó là tượng trưng cho đất nước, cho Hà Nội mỗi khi người ta nhìn lên bầu trời xanh biếc lồng lộng bốn mùa, thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió. Kỳ Đài được xây năm 1812 vào thời nhà Nguyễn, đến nay gần tròn hai thế kỷ.

cột cờ hà nội xây dựng năm nào
Cột cờ Hà Nội ngày nay

Nó được dựng trên một tam cấp vuông, hình Kim Tự Tháp cụt. Tầng cuối cùng mỗi cạnh 42 mét, càng lên các tầng trên càng thu hẹp dần lại, tầng trên cùng mỗi cạnh chỉ còn 15 mét. Tầng giữa có trố bốn cửa, nhưng không hiểu tại sao chỉ ba cửa có tên còn đọc được. Đó là Nghênh Hức tức là đón bình minh ở cửa phía Đông, cửa Hướng Minh nghĩa là hướng về ánh sáng ở cửa phía Nam về Hồi Quang nghĩa là phản chiếu ánh sáng ở cửa phía Tây, còn phía Bắc không có cửa.

Thân chính của Kỳ Đài dựng trên nền bậc thứ ba, hình bát giác, thẳng đứng, có thon dần. Trong lòng Kỳ Đài có cầu thang xoáy ốc gồm 51 bậc, từ đáy lên đến đỉnh cao 60 mét.

Khi mới xây, đỉnh Kỳ Đài chưa có mái. Vào quãng năm 1895 mới thêm “chuồng cu” và có mái, cũng vân theo hình bát giác, dùng làm nơi quan sát ra tứ phía, đồng thời đánh tín hiệu bằng đòn ra các vùng phụ cận. Trên nóc “chuồng cu” này có cột sắt để treo cờ. Cách đây vài chục năm, Hà Nội chưa có nhà cao tầng (lúc đó chỉ có nhà in Viễn Đông nay là Trung tâm Văn hoá Pháp) ở giữa phó Tràng Tiền cao sáu tầng thì đi từ ngoại thành, người ta vẫn có thể nhìn thấy đỉnh cột cờ và lá cờ đỏ tung bay trên nền trời mây, giống như nóc nhà thờ Cửa Bắc và tháp đôi Nhà Thờ Lớn Hà Nội.

hình ảnh cột cờ hà nội

Các cạnh của Kỳ Đài có 39 lỗ thông hơi hình hoa thị và sáu lỗ hình dẻ quạt vừa là để trang trí, vừa để thông hơi và cũng là để lấy ánh sáng soi vào trong lòng Kỳ Đài xây kín. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân Việt Nam, cờ đỏ sao vàng, được kéo lên trên đỉnh Kỳ Đài sau gần 80 năm mất nước, không có quốc kỳ. Phải trải qua chín năm kháng chiến, sau ngay 10-10 năm 1954, Hà Nội và miền Bắc được giải phóng, Kv Đai mới lại được đón màu cờ  Tổ quốc thiêng liêng. Đó là giây phút đã được ghi đậm nét vào lịch sử. 15 giờ ngày 10-10-1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức trọng thể một buổi lễ chào cờ, đẽ lá cờ được kéo lên cao, người kéo cờ là chiến sĩ của Trung Đoàn anh hùng Thủ đô, dưới sự chỉ huy trực tiếp của thiếu tướng chủ tịch Uỷ ban quân quản thành phố Hà Nội Vương Thừa Vũ.

Sau một hồi còi dài vang lên từ nóc Nhà hát Lớn thành phố, lá cờ đã mãi mãi tung bay mà chắc chắn sẽ không bao giờ còn có thế lực nào lấn át được nó nữa.

Từ lâu lắm, khu vực có Kỳ Đài là nơi quân đội đóng giữ, ít qua lại. Từ ngày có bảo tàng quân đội, nơi này mới có nhiều người đến tham quan. Địa thế của Kỳ Đài nằm trong quận Ba Đình, một vùng đất thiêng, đã quen thuộc với hàng triệu người, bởi nơi đó còn là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Bác.

cột cờ hà nội ở đâu
Cột cờ Hà Nội về đêm

Kỳ Đài được xây dựng trên đường Thiên Đạo, nghĩa là một trục thăng theo hướng Bắc Nam so với Kinh thành xưa cũ, được duy trì qua nhiều triều đại, mà nay vừa hé mở cánh cửa lịch sử cho ta hơn ba triệu hiện vật của một di tích không gì so sánh được về độ quý báu.

Di tích lịch sử của Hà Nội có nhiều cụm quý giá, mỗi cụm một vẻ… riêng Kỳ Đai hay Cột Cờ, dù mới hai trăm năm, nhưng ý nghĩa lịch sử của nó thật thiêng liêng và to lõm. Nó đã đi vào lòng người Việt Nam với tư thế hiên ngang, oai hùng giữa một quần thể luôn nhắc nhở ta vẽ lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm: Gò Đống Đa Hà Nội và những điều ít ai biết

Đọc Thật Chậm

xin xăm tá quân

Xin xăm Tả Quân (CÁCH XIN, LƯU Ý)- Cầu mong sức khỏe

Xin xăm Tả Quân, hay còn nói với tên gọi khác là xin quẻ Tả …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *