Home / Di tích / Chùa / Chùa Từ Đàm – Xứng danh trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở Huế

Chùa Từ Đàm – Xứng danh trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở Huế

Chùa Từ Đàm là một trong những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mọi người thường nhắc khi nói về Huế. Bênh cạnh dòng sông Hương thơ mộng, quần thể di tích cố đô Huế, bãi biển Lăng Cô…

1. Chùa Từ Đàm ở đâu?

Chùa ngự trị trên mảnh đất bằng phẳng của phường Trường An, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 2km.

Vị trí của chùa được bao quanh bởi núi Kim Phụng trước mặt, bên phải là đường Điện Biên Phủ.

chùa Tư Đàm

Bên trái chùa là hai di tích lịch sử nổi tiếng chùa Linh Quang và nhà thờ cụ Phan Bội Châu, chùa Thiên Minh tọa lạc ở phía sau.

Chùa Từ Đàm không phải ngôi chùa có số tuổi cổ nhất Việt Nam.

Thế nhưng, ngôi chùa này lại đóng vai trò quan trọng trong sự xây dựng và phát triển của nền Phật Giáo Việt Nam cận đại và công cuộc đấu tranh giữ vững nền hòa bình và tự do tín ngưỡng tôn giáo.

🔥🔥🔥 TÌM HIỂU: Chùa Vạn Phước ở đâu?

2. Lịch sử của chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm được sáng lập bởi Hòa thượng Minh Hoàng Tử Dung vào sau năm 1695.

Hòa thượng Minh Hoàng sinh ra ở Trung quốc, thuộc dòng Thiền, phái Lâm Tế đời thứ 34.

Ngài là bậc cao Tăng đã truyền dạy đạo và ấn chứng cho Hòa thượng đầu tiên Liễu Quán vị Tổ sư Thiền tông Việt Nam khai sinh ra đạo Phật ở Đàng trong.

Năm 1936, ngôi chùa này đã thành trung tâm hoạt động chính của An Nam Phật học hội.

chùa Tư Đàm ở đâu

Vào những năm tháng chuẩn bị khởi nghĩa giành độc lập của Cách mạng Tháng Tám, chùa Từ Đàm chính là trụ sở Phật giáo trong hoạt động cứu quốc.

Năm 1951, đại hội đầu tiên với 51 đại biểu Phật Giáo ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam được tổ chức ở chùa Tư Đàm, đánh dấu bước đi đầu tiên cho sự thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt nam.

Trong những năm 1960, Chùa Từ Đàm là nơi khởi hành cho các cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.

🌟🌟🌟 PHẢI ĐỌC: Chùa Kỳ Quang 2

3. Đường đi đến chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm nằm cách thành phố Huế không quá xa (khoảng 2km), ngoài ra, đường tới chùa cũng rất dễ đi.

 Vì vậy, bạn sẽ không bị tốn quá nhiều thời gian trong việc di chuyển tới đây.

Cụ thể, để đến được chùa, bạn có thể đi theo các cách sau đây:

  • Di chuyển đến chùa bằng phương tiện cá nhân

Với việc chuyển tới chùa bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy,… Từ trung tâm thành phố, bạn có thể đi theo đường Hà Nội, sau đó rẽ phải sang Lê Lợi và dọc lên đường Điện Biên Phủ.

Đường đi đến chùa Từ Đàm

Cuối cùng, bạn rẽ phải vào đường Sư Liễu Quán, đi thêm khoảng 500m nữa là tới được chùa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể  di chuyển dọc theo đường Ngô Quyền, đi lên Phan Bội Châu và rẽ phải theo đường Sư Liễu Quán là đến nơi.

  • Di chuyển tới chùa bằng phương tiện công cộng

Nếu mới lần đầu tới thành phố Huế, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các phương công cộng như: Grab, taxi, xe buýt,…. để đến chùa, tránh việc bị lạc đường, mất thời gian đi lại.

Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể lựa chọn tuyến số 05: Bến xe phía Nam – Tuần.

Lưu ý: Bạn nên nhắc kỹ phụ xe về địa điểm xuống khi lên xe bus, tránh bị đi quá hoặc xuống sai bến.

🔔🔔🔔 NÊN ĐỌC: Chùa Giác Ngộ

4. Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa Từ Đàm

Chùa mang kiến trúc thuộc “kiểu chùa Hội” đó là sự kết hợp nghệ thuật kiến trúc giữa mới cũ đan xen mang lại vẻ đẹp thoáng đãng,cổ kính mà đơn giản.

chùa Tư Đàm Huế

Chùa mang kiến trúc thuộc “kiểu chùa Hội”

Cổng tam quan bệ vệ cao lớn, được điểm trang bằng mái ngói giản dị mà uy nghiêm.

Phía sau cổng là cây bồ đề xum xuê, một đặc biệt là cây bồ đề này chính là phần cây được chiết ra từ cây bồ đề nơi Phật đắc đạo ở Ấn Độ.

Đây chính là ây mà bà Karpeies hội trưởng hội Phật học Pháp tặng cho Việt Nam vào năm 1936.

Chùa chính gồm ba gian là tiền đường, chính điện và nhà Tổ. Tiền đường được lát bởi đá hoa cương chạy chỉ, có độ cao lên đến 1,5 m, mái xây kiểu cổ lầu làm cho chùa có chiều nhìn cao hơn.

Cũng giống như kiểu mái quen thuộc ở những chùa khác, mái chùa Từ Đàm được tô điểm bằng cặp rồng đối xứng uốn lượn bao lấy ngói âm dương hài hòa, đẹp mắt.

Dưới mái cổ lầu là những bức tranh đắp nổi sự tích về đức Phật với màu sắc bắt mắt, huyền ảo. Chùa còn được trang trí bằng những câu đối dài sắc sảo và ý nghĩa.

⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY: Chùa bà Châu Đốc 3

chùa từ đàm quê hương tôi

Trong chính điện là pho tượng đức Thế tôn Thích ca mâu ni ngồi trên tòa sen uy nghi, là nơi mà các phật tử thường dâng lễ, tụng kinh.

Chùa Từ Đàm chỉ thờ một vị nên cách sắp xếp và bày trí đơn giản so với các ngôi chùa thường thấy ở Huế.

Nhà Tổ, nhà Tăng nằm ngay sau chính điện chùa. Với kiến trúc chùa Hội cho nên Hội quán của chùa rộng rãi, có đến 10 căn, hai tầng ở sân dưới chùa ngay sát đường Phan Bội Châu

💠💠💠 PHẢI ĐỌC: Lưu ý khi tham quan chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

5. Những hoạt động, lễ hội đặc sắc của chùa Từ Đàm

Hoạt động chính và thu hút nhất của chùa chính là Đại lễ Phật Đản.

Vào dịp lễ này không chỉ các tín đồ phật giáo cùng toàn thể Tăng Ni và Phật tử ở trong nước mà còn thu hút sự tham gia của các đứa con Phật Tử ngoài nước.

Mọi người tập hợp về chùa Từ Đàm vào lúc 14h từ ngày mồng tám âm lịch đến tận tới ngày rằm để tụng kinh cúng dường.

Đại lễ này hàng năm đều được tổ chức đầy long trọng, linh thiêng và có quy mô lớn.

Chùa Tư Đàm thờ ai
Đại lễ Phật Đản hàng năm đều được tổ chức đầy long trọng, linh thiêng và có quy mô lớn.

Bên cạnh Đại Lễ phật đản, chùa Từ Đàm còn tổ chức nhiều buổi lễ lớn như lễ Vu Lan, lễ chùa đầu năm….người người đến đây để cầu bình an, tiền tài và hạnh phúc.

🎆🎆🎆 XEM THÊM: Điểm đặc biệt trong bãi đá dưới chân chùa Cổ Thạch

6. Lưu ý khi đi lễ chùa Từ Đàm

Cũng giống với tất cả các địa chỉ tâm linh khác, khi tới chùa Từ Đàm, bạn cần phải lưu ý tới các vấn đề sau đây:

  • Ăn mặc lịch sự, giản dị, tuyệt đối không diện những đồ hở hang, phản cảm khi tới chùa.
  • Ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự, không nói tục, chửi bậy, gây mất trật tự trong khuôn viên chùa.

điện thờ chùa Từ Đàm

  • Khi ra hay vào chùa, bạn chỉ được đi ở cửa 2 bên, tuyệt đối không đi cửa giữa.
  • Khi gặp các vị sư hay tăng ni trong chùa, việc cần làm của bạn là là cúi đầu, chắp tay, đồng thời niệm câu “Nam mô A di đà phật” với thái độ kính cẩn.

Đối với người con xứ Huế, đi tế lễ chùa Từ Đàm trở thành một hoạt động tâm linh không thể thiếu trong đời sống.

Và nếu bạn – một tín đồ Phật giáo, luôn hướng tới sự từ bi, bác ái của cửa Phật thì hãy ít nhất một lần trong đời tới thăm ngôi chùa Từ Đàm cổ kính linh thiêng này nhé!

 

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *