Home / Di tích / Chùa / Chùa Phước Hưng Bình Định – Công trình kiến trúc Hoa cổ đại

Chùa Phước Hưng Bình Định – Công trình kiến trúc Hoa cổ đại

Nếu có cơ hội đặt chân tới Đồng Tháp, chắc chắn, bạn không nên bỏ qua một chuyến hành hương, thăm quan, vãn cảnh chùa Phước Hưng. Đây là nơi giúp tâm hồn của bạn trở nên thanh tịnh, xua tan mọi lo âu, mệt mỏi trong cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nhất về ngôi chùa vô cùng nổi tiếng này.

1. Chùa Phước Hưng ở đâu?

Phước Hưng Tự (hay được gọi là Chùa Phước Hưng), ngôi chùa được nằm tại địa chỉ số 461, đường Hùng Vương, P.1, Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Chùa được thuộc hệ Phật giáo Bác Tông.

chùa phước hưng

2. Lịch sử hình thành chùa Phước Hưng

Chùa được thành lập vào năm Minh Mạng thứ 19( năm 1838) dưới sự xây dựng của Hòa Thượng Thích Minh Phước.

Và đến hiện tại thì Chùa đã qua nhiều đời trụ trì. Trong một sự cố nào đó không đáng thì có một ngôi chùa có tên là Minh Hương của người Hoa đã gia nhập vào Chùa Phước Hưng.

🔔🔔🔔 TÌM HIỂU: Chùa Huệ Quang

3. Đường đi đến Chùa Phước Hưng như thế nào?

Cách đi đến chùa Phước Hưng bằng Xe máy

–  Nếu bạn có xe máy hoặc ô tô riêng thì rất dễ dàng và chủ động trong việc di chuyển đúng không nào?

  • Từ bến xe Sa Đéc bạn có thể đi về hướng Đông Bắc về phía đường Nguyễn Sinh Sắc/QL80A
  • Sau đó rẽ trái vào Đường Nguyễn Sinh Sắc tầm 60m
  • Rẽ phải vào đường Trần Hưng Đạo(đi tầm 550m)
  • Rẽ phải vào hướng Đại lộ Hùng Vương tiếp tục đi thẳng khoảng hơn 100m để ra khỏi vòng xuyến Đại Lộ
  • Nhìn sang bên trái các bạn sẽ nhìn thấy một cổng chùa cao lớn khang trang đó chính là chùa Phước Hưng

đi đến chùa phước hưng

Cách đi tới chùa Phước Hưng bằng Xe Bus

–  Như theo chúng tôi tìm hiểu được thì hiện tại ở TP Sa Đéc vẫn chưa có xe bus công cộng lưu thông trong nội thành của Thành Phố

💝💝💝 BẠN BIẾT GÌ VỀ: Chùa Long Khánh

4. Kiến trúc Chùa Phước Hưng

– Năm 1987, chùa được trụ trì bởi thượng tọa Thích Thiện Huệ. Ông đã góp công rất lớn trong việc trùng tu ngôi chùa, cũng như xây dựng thêm như hôi trường giảng phật, khu vực Đông lang. Hướng ngôi chùa theo lối kiến trúc phật học Đồng Tháp.

– Kiến trúc của ngôi chùa cũng khá đơn giản nhưng khi người khác nhìn vào lại đưa đến cảm giác hài hòa, thân thiện.

Chăm chú nhìn vào ngôi chùa trông nó khá giống những ngôi đình làng xưa kia.

Nhìn kĩ thì có thể thấy rõ được những nét kiến trúc điêu khắc tỉ mỉ và rất là hoàn hảo. Mái chùa được lợp bằng ngói âm dương, chàu có 8 mái và 2 cấp.

 Từ cổng chùa bước chân đi vào chính điện, quan sát kĩ cho thấy rằng nội thất và đồ dùng bên trong chùa luôn toát ra một vẻ thanh tao, quý phái, uy nghiêm và tĩnh lặng.

Kiến trúc Chùa Phước Hưng.

 Trên nóc chùa được điêu khắc hình các con long, lân, quy, phượng,… với màu sắc sặc sỡ làm cho con người ta cảm thấy sang trọng chứ không tạo cảm giác cũ kĩ, nhàm chán.

 Các bức hoành phi trong chính điện đều được khắc trên gỗ và sơn bằng màu mạ vàng.

 Ở mặt trước chánh điện có treo hai câu đối rất ý nghĩ bằng chữ Hán đều có ý nghĩa hướng con người đến những điều thiện.

Bên trong chánh điện được đặt thờ và tôn vinh tượng của các vị thánh phật như: A Di Đà, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí, các vị Phật, thánh này đều gọi chung là Tây Phương Tam Thánh.

 Có một điều đặc biệt ở đây là bức tượng A Di Đà được tạc năm 1838 bằng 1 loại vật liệu là đất sét không nung. Nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn và sự tinh tế cho đến nay.

 Bên cạnh đó Chánh điện còn được đặt nhiều tượng gỗ như là:  Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam tào, Bắc đẩu… 

Có một bức tượng duy nhất được đúc bằng đồng đó chính là tượng Hộ Pháp.

– Ở phía bên trong Đông Lang được xây dựng một cái phòng khách rộng để đón tiếp du khách các nơi đến đây. 

Phía sau Đông lang là Tổ điện gồm có 5 gian, ở đây là nơi đặt bàn thờ của các vị Tổ sư và các vị trụ trì.

chính điện Chùa Phước Hưng

 Phía trên cửa giữa có một bức hoành đề ba chữ BÁT NHÃ ĐƯỜNG được chạm và điêu khắc rất công phu, tinh tế và tỉ mỉ.

Khu đằng sau của nhà thờ Tổ được xem là nơi để tăng sinh tu học, phía bên trái là nơi để nhà chùa tiếp du khách, phật tử.

Ngoài ra, nơi đây có khu vực trưng bày bộ Đại Tạng Kinh cũng như các loại kinh điển quý khác của nhà phật. Ngoài ra, khu Bảo tháp của chùa là nơi chứa di cốt của các vị trụ trì tiền nhiệm

 Từ khi được xây dựng cho đến bây giờ, chùa đã trải qua nhiều đợt trùng tu lớn nhưng song vaoof đấy vẫn giữ được nét cổ kính ngày xưa.

💠💠💠 XEM TIẾP: Chùa Thầy

5. Những lưu ý khi đi lễ chùa Phước Hưng

– Hằng năm chùa Phước Hưng vẫn tổ chức nhiều lễ hội để khách thập phương về dâng hương và bái Phật.

 Nhưng song vào đấy sẽ có nhưng lưu ý, nhắc nhở cho khách khi vào dâng hương và đi lễ chùa.

– Khi vào chùa dâng hương chỉ được phép mang y phục nghiêm chỉnh quần dài, áo có cổ.

chùa phước hưng cổ tự

– Khi vào phật đường, bạn tuyệt đối không được đi giày dép hay hút thuốc, nhai kẹo cao su.

– Không được tự ý lấy đồ lễ hoặc đem bất cứ đồ đạc gì của nhà chùa nếu chưa được sự cho phép

Trên đây là những thông tin cơ bản về chùa Phước Hưng, mong rằng có thể giúp mọi người hiểu biết hơn về ngôi chùa cổ kính này.

Đọc Thật Chậm

chùa ông bổn

Chùa Ông Bổn “vùng đất tín ngưỡng” giao thoa giữa những tâm hồn có điểm chung

Chùa Ông Bổn là ngôi chùa đặc sắc của cộng đồng người Hoa trên đất …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *